Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội các DN vừa và nhỏ (NVV) TP. Hà Nội nhận định về những đóng góp trong cải cách của ngành Thuế và Hải quan đối với cộng đồng DN trên địa bàn Hà Nội.
PV:Ông đánh giá như thế nào về những cải cách hành chính củangành Thuế và Hải quan tạo thuận lợi cho DN,ơquanthuếvàhảiquannênliênkếtvùngđểhỗtrợdoanhnghiệthành tích đối đầu đặc biệt là đối với cộng đồng DN địa bàn Hà Nội ?
Ông Mạc Quốc Anh:Trên địa bàn Hà Nội, cải cách của hai lĩnh vực thuế và hải quan ngày càng tạo thuận lợi cho DN. Trong năm 2016 - 2017, các thủ tục liên quan đến thuế và hải quan đã được cải thiện hết sức rõ rệt. Cơ quan thuế và hải quan đã nhận những phần việc khó về mình và mang lại cho DN và người dân những phần thuận lợi nhất - đơn giản nhất, nhanh nhất, tiết kiệm nhất.
Cụ thể, Cục Thuế TP. Hà Nội đã chủ động, tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với Hội Tư vấn thuế Việt Nam, các đại lý thuế trên địa bàn Hà Nội để có nhiều chính sách hỗ trợ DN, trong đó có các DN khởi nghiệp. Phần lớn khách hàng của các đại lý thuế hiện nay là DNNVV, DN siêu nhỏ.
Các đại lý thuế đã hỗ trợ rất tốt các DN khởi nghiệp. Việc hỗ trợ không chỉ về tư vấn chính sách thuế mà còn hỗ trợ về cả chính sách bảo hiểm xã hội cho DN mới thành lập. Điều này đã phần nào làm cho cộng đồng DN mới thành lập ngày càng yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh.
|
Về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố, năm 2018, Hà Nội đặt ra mục tiêu 55% thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, UBND các cấp được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Hiện nay, dịch vụ công trực tuyến của TP. Hà Nội đang nâng lên cấp độ 4, trong đó có trên 99% là các thủ tục ngành thuế và hải quan đã được giải quyết về trực tuyến.
Đối lĩnh vực hải quan nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng, tỷ lệ kiểm tra hàng hóa đang ở mức thuận lợi nhất cho DN.
Thủ tục hải quan được đơn giản và điện tử hóa, áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên quản lý rủi ro… Bên cạnh đó, cơ quan hải quan đã mở được nhiều luồng xanh, luồng riêng liên quan đến vấn đề XNK hàng hóa.
Hiện nay các DN, cá nhân đều có thể trực tiếp ngồi tại văn phòng của mình để xử lý được các thủ tục liên quan đến thông quan, giúp tiết kiệm về chi phí, nhân lực, thời gian…
Trước đây, các DN thực hiện thủ tục hành chính mất khoảng 25 - 30% tổng thời gian/tháng, giờ chỉ chiếm 5%. Điều này nghĩa là DN có thời gian tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh để xây dựng thương hiệu, thị trường; không phải tập trung thời gian thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính...
PV:Ngành Hải quan đã triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7 (nộp thuế điện tử 24/7), cộng đồng DN đánh giá như thế nào về dịch vụ này?
Ông Mạc Quốc Anh:Các DN đều tỏ ra phấn khởi khi cơ quan hải quan triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử 24/7. Tại địa bàn Hà Nội hiện có trên 70% DN thực hiện hình thức nộp thuế này.
Đây là bước tiến đột phá trong cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan, để tạo thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế. Dịch vụ này lấy người nộp thuế làm trung tâm, tạo thêm sự lựa chọn cho người nộp thuế, giúp người nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi; hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK.
Ngoài ra, nhờ hệ thống công nghệ hiện đại, các giao dịch nộp thuế, phí và lệ phí trên điện tử cũng luôn được công khai, minh bạch, có thể cung cấp chứng từ ngay khi khách hàng cần và vẫn đảm bảo bảo mật thông tin tuyệt đối…
Có thể nói, đối với các DN XNK dịch vụ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi thực hiện nộp thuế điện tử 24/7 thì hồ sơ “chạy liên tục cả đêm”. Do vậy, nếu làm việc với đối tác ở những nước lệch múi giờ thì dịch vụ này giúp cho DN cải thiện trong vấn đề không vướng mắc về hồ sơ, tiết kiệm về thời gian.
Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ trực tuyến này các DN có thể ngồi ở nhà xử lý hồ sơ; có thể xử lý 1.000 - 2.000 hồ sơ thay vì trước đây một cán bộ công chức viên chức 1 ngày chỉ làm được 20 hồ sơ.
PV:Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa của DN, của nền kinh tế, theo ông, thời gian tới lĩnh vực thuế và hải quan cần có sự thay đổi như thế nào?
Ông Mạc Quốc Anh:Tôi thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan thời gian qua không chỉ góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm áp lực công việc cho cơ quan hải quan, mà còn thể hiện sự công khai, minh bạch, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng DN kinh doanh, XNK.
Không những vậy, đẩy mạnh CNTT vào công tác quản lý thuế, hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá mang tính quyết định; là giải pháp hàng đầu trong cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa ngành Thuế.
Vì vậy, theo tôi thời gian tới, ngành Hải quan, Thuế cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hơn nữa, nâng cao sức cạnh tranh của DN, của nền kinh tế. Đáng lưu ý, đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của các ngành này phải hết sức thuần thục trong việc sử dụng CNTT.
Ngành Thuế và Hải quan cần liên tục đào tạo những người trực tiếp đi xử lý trực tuyến. Vừa đào tạo cán bộ trong ngành, vừa đào tạo cho cả cán bộ của DN để 2 bên xử lý trực tuyến khớp với nhau, trình độ 2 bên phải tương đồng.
Cùng với đó, ngành Thuế và Hải quan cần tăng cường liên kết vùng để hỗ trợ DN. Ví dụ liên kết giữa các cơ quan hải quan, thuế của các địa phương lớn như: Hà Nội, Vũng Tàu, Quảng Ninh… Việc liên kết sẽ giúp cho DN thuận lợi trong quá trình tham gia làm thủ tục.
Ví dụ có nhiều DN trên địa bàn Hà Nội cũng hợp tác đầu tư trên các địa bàn khác, sự liên kết vùng về thuế, hải quan sẽ hỗ trợ cho DN rất tốt. DN có thể gọi điện ngay cho cơ quan hải quan Hà Nội hỗ trợ DN thực hiện các thủ tục hải quan kể cả khi DN đang ở trên địa bàn khác, thông qua kết nối với cơ quan hải quan trên địa bàn đó.
PV:Xin cảm ơn ông!
Phúc Nguyên