【đội hình borussia mönchengladbach gặp vfb stuttgart】Ngày 22
Kỳ họp thứ 4,đội hình borussia mönchengladbach gặp vfb stuttgart Quốc hội khóa XIII sẽ chính thức khai mạc ngày 22-10 tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội và dự kiến bế mạc vào ngày 22-11-2012. Chiều 19-10, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố chương trình và nội dung kỳ họp.
Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, với tổng thời gian làm việc là 26 ngày, Quốc hội sẽ dành khoảng 16 ngày để xem xét, thông qua 09 dự án luật và 02 nghị quyết, cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 06 dự án luật khác. Trong số các dự án luật và nghị quyết dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua có Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Thủ đô; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại…
Đặc biệt, trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành hai ngày để thảo luận tại hội trường về dự thảo Hiến pháp sửa đổi; thảo luận và thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Về các vấn đề kinh tế xã hội, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng khác, Quốc hội sẽ dành khoảng 12 ngày làm việc tại tổ và tại phiên họp toàn thể để nghiên cứu, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013; Báo cáo về Đề án tái cơ cấu kinh tế; Báo cáo về công tác thi hành án,công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, phòng chống tham nhũng…
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ giám sát tối cao đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ được dành thời lượng 2,5 ngày.
Để nhân dân và cử tri toàn quốc tiện theo dõi, nhiều nội dung quan trọng của chương trình nghị sự sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp (tổng cộng có 13 buổi, tăng thêm 5 buổi so với kỳ họp thứ 3). Ngoài các phiên truyền hình trực tiếp theo thông lệ; tại kỳ họp này,Quốc hội dự kiến mở rộng việc truyền hình, phát thanh trực tiếp đối với các phiên thảo luận về một số dự án luật quan trọng, nhất là những dự án luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân như dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội,HĐND bầu hoặc phê chuẩn; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thêm, một điểm mới trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp này là QH sẽ nghe Báo cáo của Chính phủ do một đồng chí Phó Thủ tướng trình bày về việc thực hiện Nghị quyết của QH tại các kỳ họp thứ 2 và thứ 3. “Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ báo cáo về tình hình thực hiện các cam kết, lời hứa của các thành viên Chính phủ với cử tri và nhân dân cả nước”, ông nói. Một điểm mới nữa tại kỳ họp là Báo cáo của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng dự kiến được trình bày trước Quốc hội ngay trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp; nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, với tinh thần đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng. Tại nhiều kỳ họp trước, Báo cáo này chỉ được gửi bằng văn bản đến đại biểu Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo về việc liệu có thực hiện ngay quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội,HĐND bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp này của Quốc hội hay không, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, nếu được Quốc hội biểu quyết thông qua thì Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm mới có hiệu lực triển khai từ năm 2013, do đó không tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tại kỳ họp này.
Liên quan đến nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, phạm vi sửa đổi rất rộng và các phiên họp của QH về vấn đề này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên toàn quốc. Theo dự kiến, việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được thực hiện trong thời gian 3 tháng, kể từ tháng 1-2013 đến tháng 3-2013. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý bổ sung, dự thảo Hiến pháp tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến và dự kiến thông qua tại kỳ họp đầu năm 2014 của Quốc hội.
Được đề nghị nhận xét về quan điểm của một chuyên gia đề nghị thay đổi ban soạn thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi) do chất lượng dự luật không đảm bảo yêu cầu, người đứng đầu Văn phòng Quốc hội nhận định, đây chỉ là ý kiến của một cá nhân.
“Việc xây dựng pháp luật phải tuân thủ đúng quy trình và dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang được triển khai xây dựng nghiêm túc, đúng quy trình; có sự tập hợp, tiếp thu ý kiến các ngành các cấp, các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân. Tại kỳ họp này, Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự Luật, kỳ họp sau tiếp tục góp ý để cơ quan chức năng chỉnh lý lúc đó mới biểu quyết thông qua”, ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định.
Nguồn: SGGPOL