88Point

Đám đông người sơ tán khi Taliban tuyên bố kiểm soát Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)Hội đồng Bảo an Li kêt qua cup c1

【kêt qua cup c1】Afghanistan: Hội đồng Bảo an kêu gọi đàm phán thành lập chính phủ mới

Đám đông người sơ tán khi Taliban tuyên bố kiểm soát Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 16/8 kêu gọi thông qua đối thoại để thành lập một chính phủ mới tại Afghanistan “thống nhất,ộiđồngBảoankêugọiđàmphánthànhlậpchínhphủmớkêt qua cup c1 bao hàm và đại diện cao, trong đó có sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và ý nghĩa của phụ nữ."

Trong cuộc họp khẩn, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch và vi phạm nhân quyền, đồng thời kêu gọi tất cả các bên đảm bảo cho phép tiếp cận hỗ trợ nhân đạo khẩn trương, an toàn và không bị cản trở.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới hợp tác “ngăn chặn mối đe dọa khủng bố toàn cầu tại Afghanistan” và đảm bảo rằng các quyền cơ bản của con người phải được tôn trọng.

Theo ông, “cộng đồng quốc tế phải đoàn kết để đảm bảo rằng Afghanistan không bao giờ lại được sử dụng như một bàn đạp hoặc nơi trú ẩn an toàn cho các tổ chức khủng bố.”

Bên cạnh đó, ông Guterres còn nhấn mạnh: "Chúng ta không thể và không được bỏ rơi người dân Afghanistan."

Về sự hiện diện của Liên hợp quốc ở Afghanistan, Tổng Thư ký Guterres cho hay điều này sẽ được triển khai phù hợp với tình hình an ninh ở quốc gia Tây Nam Á. Nhưng trên tất cả, ông cho rằng lực lượng Liên hợp quốc sẽ lưu lại đây và hỗ trợ người dân Afghanistan trong thời điểm họ gặp khó khăn.

Ngoài việc đồng thuận với ý kiến trên của Tổng Thư ký Guterres, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield kêu gọi tại cuộc họp: "Các cuộc tấn công nhằm vào dân thường hoặc các mục tiêu dân sự phải chấm dứt. Các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả người dân Afghansitan, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em gái và thành viên các nhóm thiểu số, phải được tôn trọng."

Đại sứ Afghanistan tại Liên hợp quốc Ghulam Isaczai kêu gọi Hội đồng Bảo an và Liên hợp quốc không công nhận bất cứ chính quyền nào giành quyền lực thông qua vũ lực hoặc bất cứ chính quyền nào không có tính đại diện, đồng thời hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi thành lập ngay một chính phủ chuyển tiếp có tính đại diện.

Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Nga ngày 16/8 cho biết Moskva sẽ vẫn mở cửa đại sứ quán ở Kabul và hy vọng sẽ phát triển quan hệ với Taliban, cho dù Nga cũng nói không vội công nhận Taliban là lực lượng cai trị đất nước và sẽ theo dõi chặt chẽ cách hành xử của lực lượng này.

Bên cạnh đó, bộ này cho hay tình hình tại Kabul đang “dần ổn định” sau khi thủ đô của Afghanistan rơi vào tay Taliban cuối tuần qua và khẳng định các tay súng Hồi giáo đã bắt đầu “tái lập trật tự công cộng.”

Trong bối cảnh Đại sứ Nga tại Afghanistan Dmitry Zhirnov dự kiến có cuộc gặp với Taliban trong ngày 17/8, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các tay súng Hồi giáo đã cam kết “bảo đảm an ninh cho người dân địa phương,” bất chấp việc hàng nghìn người Afghanistan tìm cách rời bỏ Kabul khi Taliban tiến vào thủ đô.

Đại sứ Zhirnov xác nhận rằng Taliban đã bắt đầu cử lực lượng canh gác bên ngoài đại sứ quán của Nga.

Đám đông người sơ tán cố lao lên các máy bay, gây ra cảnh hỗn loạn tại sân bay quốc tế ở Kabul. (Ảnh: AP/TTXVN)

Liên quan đến tình hình Afghanistan, trong phản ứng đầu tiên sau khi Taliban tiếp quản Kabul, ngày 16/8, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết New Delhi sẽ "sát cánh" với các đối tác Afghanistan, thực hiện tất cả các bước vì sự an toàn của người Ấn Độ và lợi ích của Ấn Độ ở Afghanistan.

Tại New Delhi, khi Kabul rơi vào tay Taliban, lãnh đạo các cơ quan trọng yếu của Ấn Độ như Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cơ quan tình báo đã tiến hành hàng loạt cuộc họp để xem xét những diễn biến nhanh chóng ở Afghanistan và những tác động có thể xảy ra đối với New Delhi cũng như khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết, tình hình ở Afghanistan đang được theo dõi thường xuyên ở cấp cao và việc đình chỉ các chuyến bay thương mại tại sân bay Kabul đã buộc Ấn Độ phải tạm dừng nỗ lực hồi hương người dân.

Ông Bagchi khẳng định với giới truyền thông rằng "Ấn Độ thường xuyên liên lạc với các đại diện của cộng đồng người Sikh và Hindu ở Afghanistan. Chúng tôi tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn rời Afghanistan hồi hương về Ấn Độ."

Ông cho biết thêm, một số người Afghanistan đã là đối tác trong việc thúc đẩy sự phát triển chung, Ấn Độ sẽ sát cánh bên họ.

Bên cạnh đó, Ấn Độ thông báo sẽ cấp thị thực cho tất cả các công dân Afghanistan đang hợp tác với Ấn Độ trong các dự án và hoạt động phát triển khác nhau. Ấn Độ đang có kế hoạch đưa máy bay vận tải C-17 đến Afghanistan như một phần của sứ mệnh sơ tán.

Ấn Độ là một bên liên quan chính ở Afghanistan và đã đầu tư gần 3 tỷ USD để thực hiện gần 500 dự án trên khắp đất nước này. Việc Taliban tiếp quản Afghanistan về cơ bản được xem như một bước lùi đối với Ấn Độ vì Taliban được hỗ trợ mạnh mẽ bởi quân đội Pakistan./.

Theo TTXVN

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap