La liga

【bóng đá số lạc】Phủ đệ đang bị "ngó lơ"

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Nếu được quảng bá, phủ đệ sẽ càng có giá trị hơn. Ảnh: Hoàng HảiMột thời vàng sonPhủ đệ là tên gọi c bóng đá số lạc

Nếu được quảng bá,ủđệđangbịngólơbóng đá số lạc phủ đệ sẽ càng có giá trị hơn. Ảnh: Hoàng Hải

Một thời vàng son

Phủ đệ là tên gọi chung chỉ những ngôi nhà được dựng lên khi các hoàng tử, công chúa đến tuổi trưởng thành được cho ra ở riêng. Phủ là nơi ở của các hoàng tử. Tùy theo tước vị của chủ nhân được triều đình phong là công hay vương mà phủ ấy được gọi là công phủ hay vương phủ. Còn đệ là lối gọi tắt của từ đệ trạch, nơi ở của công chúa đã được gả chồng. Khi những ông hoàng, bà chúa ấy qua đời, tòa chính đường trong phủ đệ trở thành nơi thờ tự họ.

Không kể “chín chúa”, Huế là kinh đô của triều Nguyễn kéo dài tới gần 150 năm với 13 đời vua là cái nôi của phủ đệ. Sử sách còn ghi, chỉ riêng vua Minh Mạng đã sinh hạ được 142 người con. Cứ tính mỗi người một phủ đệ, con số khá nhiều. Tuy có phân tán nhưng nhìn chung ở Huế hiện vẫn còn 4 khu vực di tích tiêu biểu, nơi du khách có thể viếng thăm nhanh gọn trong cuộc du lịch ngắn một hai ngày. Đó là An Cựu, Vỹ Dạ, Gia Hội và Kim Long.

Xét về mặt cảnh quan kiến trúc, phủ đệ ở Huế được xem là bước chuyển tiếp giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian. Các phủ đệ thường được quy hoạch trong một không gian thoáng rộng, gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên và đặc biệt tuân theo luật “phong thủy”. Phủ đệ Huế giống như kinh thành Huế thu nhỏ. Có cổng ngõ, tường thành, có bình phong thay núi Ngự Bình, có bể cạn thế dòng Hương Giang, rồi các hòn non bộ, hang động, thác nước, các loại cây cảnh, hoa trái… mang nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Phủ đệ còn là nơi lưu đậm nét tính cách, lối sống “mệ” lịch lãm của người dân Huế.

Về mặt kết cấu kiến trúc, mỗi phủ đệ đều có nhà chính và nhà phụ. Nhà chính là tòa kiến trúc trung tâm, xưa là nơi ở, nay là nơi thờ tự chủ nhân và được gọi chung là từ đường. Nhiều phủ đệ còn có nhà ngang, nhà bếp, thậm chí còn có nhà tả - hữu vu ở hai bên. Đó là những không gian dành cho sinh hoạt hàng ngày, tiếp bạn bè, tổ chức các sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Phía sau tòa nhà chính của một số phủ đệ còn có nhà hậu để thờ tự thân mẫu. Nhìn chung, phủ đệ ở Huế được chạm khắc, trang trí độc đáo, tinh xảo các biểu tượng gắn với vương quyền và đời sống hoàng gia.

Huế chỉ còn hơn 20 phủ đệ có giá trị, nguyên vẹn cần giữ gìn. Ảnh: N. Long

Quảng bá sự đặc sắc của phủ đệ

Dạo một vòng quanh Huế mới hiểu và thấm thía về một thời phủ đệ đã đi qua. Chưa có con số thống kê chính xác nhưng trong số 153 di tích mà UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1406/QĐ - UBND ngày 8/10/1993, Thừa Thiên Huế chỉ còn hơn 20 phủ đệ có giá trị (trong số hàng trăm cái được sách sử nhắc tới), khá nguyên vẹn, cần được gìn giữ và bảo tồn. Những tác động khí hậu và Huế cũng là một trong những nơi gặp bất lợi với mùa mưa bão kéo dài trong năm gây nên tình trạng sụp đổ, thấm dột, ảnh hưởng tuổi thọ của công trình. Chưa kể, tình trạng xâm lấn, cơi nới ở khu vực xung quanh gây nên những hệ lụy xấu.

Nhà rường bên trong phủ Tùng Thiện Vương Ảnh: Nam Long

Phủ đệ đáng được lưu giữ và nếu biết cách phát huy, đó là những địa chỉ văn hóa có giá trị và là những điểm du lịch hấp dẫn. Trong những năm qua, thực hiện đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”, Ban Quản lý và Bảo vệ nhà vườn Huế, Quỹ Hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng đã tiến hành khởi công tu bổ, chống xuống cấp nhiều nhà vườn truyền thống, trong đó có phủ đệ Công chúa Ngọc Sơn, ở 31 Nguyễn Chí Thanh, Huế.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản phủ đệ triều Nguyễn ở Huế trong bối cảnh hiện nay, cần làm tốt việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước gắn với việc xây dựng kế hoạch khảo sát, xác định giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc để đưa vào diện cần bảo tồn, có cơ sở xếp hạng để qua đó, có cơ sở pháp lý để tiến hành trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Cùng với đó là việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế trong gìn giữ và bảo tồn loại hình di sản này. Đặc biệt, cần có sự kết hợp có hiệu quả giữa bảo tồn và phát huy giá trị với phát triển mô hình du lịch di sản phủ đệ ở Huế.

Gần đây, nhiều tỉnh, thành ở Nam bộ và Hội An đã phục dựng nhiều ngôi nhà cổ và mạnh dạn đưa vào khai thác du lịch. Rõ ràng, so với nhà cổ ở Nam bộ, những phủ đệ ở Huế có những đặc trưng riêng mà bao người đều mong muốn được khám phá và trải nghiệm. Vậy nên, đưa vào phục vụ du lịch, góp phần quảng bá sự đặc sắc di sản văn hóa Huế là cách làm hay, đầy tính chủ động trong khuyến khích bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình di sản phủ đệ “chẳng nơi nào có được” của Huế.

Chưa có con số thống kê chính xác nhưng trong số 153 di tích mà UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1406/QĐ - UBND ngày 8/10/1993, Thừa Thiên Huế chỉ còn hơn 20 phủ đệ có giá trị (trong số hàng trăm cái được sách sử nhắc tới), khá nguyên vẹn, cần được gìn giữ và bảo tồn. Những tác động khí hậu và Huế cũng là một trong những nơi gặp bất lợi với mùa mưa bão kéo dài trong năm gây nên tình trạng sụp đổ, thấm dột, ảnh hưởng tuổi thọ của công trình. Chưa kể, tình trạng xâm lấn, cơi nới ở khu vực xung quanh gây nên những hệ lụy xấu.

ĐỒNG VĂN

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap