您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【tỉ số barca】Quyết mua S

88Point2025-01-10 10:50:22【Cúp C1】7人已围观

简介Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua hệ thống S-400 của Nga đã khẳng định lựa chọn kết th&acir tỉ số barca

Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua hệ thống S-400 của Nga đã khẳng định lựa chọn kết thân với Nga và quay lưng lại với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổ hợp S-400. Ảnh: CNBC

Thương vụ trị giá 2,tỉ số barca2 tỉ euro này đã đánh dấu một cột mốc mới trong mối quan hệ ngày càng ấm lên giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết, việc bàn giao vẫn diễn ra như dự kiến. Theo đó, 3 chiếc máy bay đã chở các bộ phận của S-400 đã đến căn cứ không quân Murted, gần thủ đô Ankara.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết thêm: “Như chúng tôi nhiều lần nhấn mạnh, S-400 là vấn đề đã được thỏa thuận và việc thực hiện sẽ diễn ra theo đúng lộ trình. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông tin thêm, hiện tại, không xảy ra bất kỳ vấn đề gì và việc giao hàng sẽ được đảm bảo một cách tốt nhất”.

“Bộ trưởng Akar nhấn mạnh rằng việc mua S-400 không có nghĩa là thay đổi định hướng chiến lược của nước này, đồng thời cho rằng sự suy giảm trong quan hệ song phương Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ hay NATO sẽ chẳng có lợi cho các bên liên quan”.

Như vậy, những lô thiết bị đầu tiên được chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ cũng là thời điểm đánh dấu tròn 3 năm ngày xảy ra âm mưu đảo chính bất thành nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan hồi năm 2016. Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đó là nguyên thủ quốc gia đầu tiên gọi điện cho Tổng thống Erdogan để khẳng định sự đoàn kết, mong muốn nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sớm ổn định tình hình.

Thương vụ mua S-400 của Nga mà Ankarađang thực hiện đã khiến các nước đồng minh phẫn nộ. Bởi lẽ, Thổ Nhĩ Kỳ là trụ cột ở sườn Đông Nam của NATO từ năm 1952 và là đội quân lớn thứ 2 NATO về mặt quân số. Do vậy việc Ankaraquay lưng lại với Mỹ và NATO  đồng nghĩa với việc khu vực Trung Đông đã vuột khỏi tầm kiểm soát của NATO và Mỹ.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt thời hạn chót tới ngày 31-7 để Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hợp đồng mua hệ thống S-400 của Nga, nếu không sẽ phải hứng chịu trừng phạt về kinh tế. Mỹ cũng cảnh báo loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình chế tạo F-35, dòng máy bay tiêm kích thế hệ mới của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các nhà phân tích, dù với hợp đồng mua bán S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đã phần nào xác định rõ lựa chọn địa chiến lược của mình, song “việc chơi trên 2 bàn cờ” rõ ràng không phải là một giải pháp lâu dài. Và thương vụ S-400 có thể sẽ trở thành điểm khởi đầu cho những thay đổi lớn về các mối quan hệ ngoại giao chiến lược của Ankarathời gian tới.

Giới quan sát nhận định, trong thương vụ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Nga S-400, Nga được lợi nhiều nhất; Thổ Nhĩ Kỳ vừa được lợi vừa bị thiệt, trong khi Mỹ và NATO bị thua thiệt nhiều nhất. Theo đó, Matxcơva vừa được một hợp đồng kinh tế giá trị khá lớn lại lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần và có thể trở thành một đồng minh tiềm năng. Còn Thổ Nhĩ Kỳ thì vừa có thêm hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại lại có thêm đối tác mới là Nga. Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm cho Mỹ và NATO ngày càng xa hơn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngược lại, Mỹ và NATO đã thất bại hoàn toàn khi không ngăn cản được thương vụ S-400, đồng thời đã để mất một đồng minh tin cậy tại Trung Đông. Do vậy, có thể thấy rõ mức độ thất vọng nặng nề của Mỹ và NATO. Nhiều khả năng họ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nhưng xem ra cho dù như thế nào thì “ván đã đóng thuyền” nên khó có thể xoay chuyển được tình thế.

HN tổng hợp

很赞哦!(17754)