Lắng nghe kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện | |
Hoàng hậu Hà Lan làm việc với Bộ Tài chính về tài chính toàn diện | |
Ngân hàng số là động lực thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam |
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: H.Dịu |
Đó là thông tin được bà Nguyễn Thị Hòa,àichínhtoàndiệnCònnhiềutháchthứxem keo bong da 88 Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho biết tại buổi họp báo được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (20/5) nhằm thông tin về sự kiện Banking Vietnam 2019 chủ đề“Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt " diễn ra vào ngày 30/5 tới đây.
Banking Vietnam là sự kiện công nghệ ngân hàng do NHNN và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức nhằm triển lãm, giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới.
Đồng thời, Banking Vietnam cũng là nơi diễn ra các phiên hội thảo để các lãnh đạo ngân hàng, chuyên gia tài chính - ngân hàng, chuyên gia công nghệ trao đổi về các giải pháp, chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin và truyền thông.
Về chủ đề năm nay, bà Nguyễn Thị Hòa cho biết, hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và hướng tới thực thi chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội mà còn là tiền đề quan trọng cho tăng trưởng bền vững quốc gia. Theo đó, nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện đang được triển khai mạnh mẽ như nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân, phát triển tài chính vi mô,…
Cùng với đó, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên ngày càng phổ biến hơn, nhằm hướng đến nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Cũng tại họp báo, trả lời về thách thức của ngân hàng thương mại trong việc triển khai tài chính toàn diện, bà Phùng Thị Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho hay, nhận thức chung về tài chính toàn diện chưa đủ, thói quen sử dụng tiền mặt trong dân chúng còn rất lớn. Số lượng khách hàng có tài khoản tại ngân hàng đã tăng nhưng chưa lớn. Ngoài ra, việc phố cập giáo dục về tài chính toàn diện còn có sự phân tầng giữa khu vực và độ tuổi. Hơn nữa, cơ sở dữ liệu về tài chính toàn diện còn thiếu và yếu, nên rất cần sự vào cuộc của các cơ quan liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.
Vì thế, để thúc đẩy tài chính toàn diện, bà Yến cho rằng, các ngân hàng cần thiết kế các sản phẩm phù hợp, đa dạng, dễ tiếp cận, an toàn, tính toán dựa trên phân phúc khách hàng, khả năng chi trả của người dân.