【tylebd】Nhiều căn bệnh nghiệm trọng trong năm 2016
Bệnh do virus Zika
Bệnh lây nhiễm do virus zika thường không có hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ,ềucănbệnhnghiệmtrọngtrongnătylebd tương tự như dạng rất nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Zika có thể lây từ bà mẹ qua thai nhi. Điều này có thể dẫn đến tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và các biến chứng não nghiêm trọng khác. Người lớn có thể nhiễm Zika, hiếm khi dẫn đến hội chứng Guillain Barre - hội chứng tổn thương thần kinh có thể gây liệt.
Chứng đầu nhỏ do bệnh Zika gây nên
Tổng số ca bệnh do virus Zika được phát hiện từ đầu năm đến nay là 119 ca, trong đó có 68 ca đã qua thời gian 28 ngày, hiện đang theo dõi, giám sát 51 ca bệnh trong đó có 14 ca đang mang thai. Các quận, huyện vẫn đang tiếp tục duy trì các hoạt động vệ sinh, diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi hàng ngày.
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virut dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti.
Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn gây ra
Theo thống kê, dịch sốt xuất huyết tiếp tục bùng phát mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến thời điểm này dịch bệnh sốt xuất huyết đã được ghi nhận tại 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số 96,3 nghìn trường hợp mắc bệnh, trong đó 30 trường hợp tử vong, riêng tháng 11 có 14,3 nghìn trường hợp mắc bệnh, trong đó 04 trường hợp tử vong.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em.
Những triệu chứng do tay chân miêng gây ra
Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Như vậy, ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân - Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Tính đến tháng 11, cả nước có 42,4 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Rất may là không có trường hợp nào tử vong.
HIV/AIDS
HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.
Virus HIV
Trong 11 tháng đầu năm đã phát hiện 2.225 trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 17/11/2016 là 231,4 nghìn người, trong đó 87,3 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 89,3 nghìn người.
Bệnh dịch khác
Trong 11 tháng đầu năm đã có 328 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 810 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (24 trường hợp tử vong); 53 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu (05 trường hợp tử vong).
Theo Doanh nghiệp Việt Nam