Tại Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra sáng nay (3/7),ộtrưởngGTVTyêucầuđẩynhanhtiếnđộxâydựngtrạmdừngnghỉtrực tiếp bong dá Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu chủ đầu tư/ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với địa phương để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm nguồn cung vật liệu, thúc đẩy tiến độ các dự án.
Riêng hệ thống trạm dừng nghỉ, Bộ trưởng yêu cầu Cục Đường cao tốc Việt Nam chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư.
"Giai đoạn 1 đã làm tốt, giai đoạn 2 phải làm rất nhanh, làm đồng thời. Cần lưu ý nhiều đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đến ngày 30/4 đã hoàn thành. Phải đảm bảo thời điểm khánh thành, dự án được đầu tư đồng bộ các hạng mục, trong đó có hệ thống trạm dừng nghỉ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhằm đảm bảo tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước triển khai đúng tiến độ dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành; xây dựng kế hoạch để rút ngắn tiến độ các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Hồ Chí Minh theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Cùng ngày, thông tin tới báo chí, ông Uông Việt Dũng, Chánh Văn phòng Bộ GTVT cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã khởi công 7 dự án đường bộ, 1 dự án đường sắt, hoàn thành đưa vào khai thác 4 dự án, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc được đầu tư theo hình thức BOT là Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Diễn Châu - Bãi Vọt.
“Qua đó đã đưa vào khai thác toàn bộ 11 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 giúp nối thông và rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội đến Vinh và từ TP.HCM đến Nha Trang, nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc trên cả nước lên hơn 2.000km”, ông Dũng nói.
Đến nay, Bộ cũng đã lựa chọn được nhà đầu tư 5/8 trạm dừng nghỉ; đã trình và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành…
Đối với việc nghiên cứu cát biển thay thế cát sông làm vật liệu thi công nền đường cao tốc, vừa qua Bộ GTVT tiếp tục tổ chức thi công thí điểm mở rộng dựa trên các cơ sở nghiên cứu, thi công thí điểm và ý kiến của các bộ, ngành.
Ngày 29/6, nhà thầu đã tổ chức khai thác và hiện nay Ban QLDA Mỹ Thuận và nhà thầu đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục vận chuyển để tiến hành thi công thí điểm đắp nền đường trên tuyến Hậu Giang - Cà Mau.
Ông Dũng thông tin, các đơn vị đang triển khai thi công đảm bảo tiến độ 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021-2025, đã duyệt dự án và đang triển khai công tác lựa chọn nhà thầu đối với 1 dự án ODA và 1 dự án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2022.
Đáng lưu ý, 2 dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang được tập trung tháo gỡ, dự kiến tuyến Nhổn - Ga Hà Nội đưa vào khai thác tháng 7, tuyến Bến Thành - Suối Tiên đưa vào khai thác tháng 12.
7 dự án đường bộ được khởi công trong 6 tháng đầu năm 2024 gồm: Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 28B qua tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng; đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ; nâng cấp đoạn Km18 - Km80, quốc lộ 4B Lạng Sơn; nâng cấp mặt đường tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; xây dựng tuyến đường Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn.