3 hiệp hội chăn nuôi kiến nghị điều gì?Đấtchochănnuôkết quả bđ ngoại hạng anh | |
Tự chủ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để “hạ nhiệt” nhập khẩu |
Cần có quỹ đất riêng cho chăn nuôi. Ảnh: VGP |
Theo các Hiệp hội này, hiện giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm khoảng 24% trong toàn bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng lại không có quỹ đất rõ ràng cho chăn nuôi. Hơn nữa, theo quy định của Luật Chăn nuôi, đến 1/1/2025, các cơ sở chăn nuôi phải rời khỏi vùng không được phép chăn nuôi (khu dân cư, nội thành, nội thị, khu công cộng, du lịch...) là rất lớn. Đây được coi là “cuộc đại di dời trong sản xuất nông nghiệp” nếu như không có quy định rõ ràng về quỹ đất cho chăn nuôi thì cuộc di dời này sẽ rất khó khăn. Các Hiệp hội cũng đưa ra một ví dụ, các cơ sở phải di dời của tỉnh Đồng Nai đã được phê duyệt là 3.006 cơ sở, ước tính diện tích đất cần để di dời là khoảng 3.000 đến 15.000ha để xây chuồng trại chưa tính phần diện tích làm không gian tối thiểu để kiểm soát môi trường. Do đó, chuẩn bị một quỹ đất cho cả nền chăn nuôi chuyển đổi như vậy là việc rất lớn.
Nhìn thẳng thực tế, chăn nuôi là một ngành quan trọng của nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam, do đó việc xác định, quy định rõ ràng về không gian đất đai cho chăn nuôi là điều rất cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Thực tế cho thấy, ngành chăn nuôi những năm qua đã bị cạnh tranh rất mạnh trong quá trình hội nhập, một trong những điểm yếu của ngành chăn nuôi nước ta là sự manh mún, nhỏ lẻ, ít được áp dụng công nghệ cao trong chuỗi sản xuất. Hệ quả được thấy rõ là nhiều mặt hàng thịt ngoại nhập đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước, người chăn nuôi thua lỗ, an ninh nông nghiệp bị ảnh hưởng, đời sống nông dân khó khăn. Để hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành chăn nuôi trong nước, một trong những việc cần làm là quy định rõ về quỹ đất chăn nuôi, nhất là thời hạn di dời cơ sở chăn nuôi không còn nhiều. Do đó, kiến nghị của các Hiệp hội chăn nuôi bổ sung quy định về quỹ đất cho chăn nuôi rất đáng để cơ quan soạn thảo Luật xem xét, bổ sung.