Cúp C1

【chung kết cúp c2 châu âu】Bài 3: Cần nhất quán chính sách quản lý hộ kinh doanh và doanh nghiệp

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Cán bộ Chi cục Thuế Đống Đa (Hà Nội) kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của hộ kinh doanh trên địa bàn. Ả chung kết cúp c2 châu âu

Cán bộ Chi cục Thuế Đống Đa (Hà Nội) kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của hộ kinh doanh trên địa bàn.

Cán bộ Chi cục Thuế Đống Đa (Hà Nội) kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của hộ kinh doanh trên địa bàn. Ảnh: NM

>> Bài 1: Số hộ nộp thuế khoán ngày càng tăng

>> Bài 2: Nan giải việc chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

PV: Được biết,àiCầnnhấtquánchínhsáchquảnlýhộkinhdoanhvàdoanhnghiệchung kết cúp c2 châu âu bà đã từng thực hiện cuộc khảo sát về thực trạng của hộ kinh doanh, cũng như DN nhỏ và vừa, từ đó có khuyến nghị những giải pháp để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Xin bà cho biết lý do để hộ kinh doanh ngại chuyển thành DN là gì?

- PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi:Trước thời điểm Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV) có hiệu lực, do chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng chung trong cả nước, một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích hộ kinh doanh trên địa bàn chuyển sang thành lập DN. Có thể kể đến một số chính sách hỗ trợ về lệ phí đăng ký thành lập DN; miễn thuế môn bài từ 1 - 3 năm; hỗ trợ kinh phí thực hiện phần mềm kế toán… Năm 2017, theo thống kê của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, có 220.000 hộ kinh doanh, trong đó có 21.000 hộ kinh doanh hàng tháng có doanh thu từ 50 - 100 triệu đồng trở lên, nhưng 5 tháng đầu năm 2017 mới có 15.500 DN thành lập mới, trong số này chỉ có 2,7% số DN thành lập trên cơ sở hộ kinh doanh.

Khi Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực, một số chính sách, chương trình hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN đã được các địa phương triển khai bài bản hơn, nhưng tỷ lệ DN thành lập mới từ hộ kinh doanh vẫn rất khiêm tốn. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là khung pháp luật về hộ kinh doanh và DN dẫn đến những lợi thế và bất lợi giữa hộ kinh doanh và DN.

PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi

Thứ nhất, hộ kinh doanh chịu chi phí tuân thủ pháp luật về quản trị DN thấp hơn nhiều so với các loại hình DN. Chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh của hộ. Trong khi các loại hình DN phải thực hiện mô hình tổ chức quản trị DN, điều hành, quy trình ra quyết định… theo luật.

Thứ hai, hộ kinh doanh không phải là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán; nên không bắt buộc phải tổ chức bộ máy kế toán và không có yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính. Trong khi đó, đối với DN là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán, nên bắt buộc DN phải tổ chức công tác kế toán theo luật và phải lập báo cáo tài chính. Tương tự chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cũng đơn giản hơn nhiều so với DN.

Thứ ba, hộ kinh doanh không phải điều chỉnh bởi Luật Phá sản, mặc dù hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ về bản chất tương tự như DN tư nhân, hoặc hộ kinh doanh do nhóm cá nhân làm chủ có bản chất tương tự như công ty hợp danh.

PV: Theo bà, liệu có phải do chính sách thuế đối với hộ kinh doanh hiện nay khá “dễ thở”, nên hộ kinh doanh không muốn chuyển thành DN?

- PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi: Ý kiến cho rằng chính sách thuế đối với hộ kinh doanh hiện nay khá thông thoáng, nên hộ kinh doanh không muốn chuyển thành DN là đúng, nhưng chưa đầy đủ. Bởi tôi đã trình bày trên đây, vấn đề rất quan trọng là hộ kinh doanh chưa thấy lợi ích gì khi chuyển đổi lên DN, trong khi vẫn có được những lợi thế nhất định do pháp luật tạo ra.

PV: Để vừa đảm bảo quản lý thuế chặt chẽ đối với hộ kinh doanh, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành DN thì ngoài đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, cần có chính sách ưu đãi gì đối với hộ kinh doanh?

- PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi: Để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành DN không chỉ có đơn giản thủ tục hành chính thuế, mà cần phải giải quyết đồng bộ một số vấn đề. Thứ nhất, cần rà soát các chính sách hiện hành, những chính sách nào gây cản trở sự phát triển của DN cần phải tháo gỡ, bảo đảm sự nhất quán trong cơ chế chính sách giữa hộ kinh doanh và DN. Ví dụ: quy định hộ kinh doanh đều bình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm đối với người lao động. Nếu quy định này được thực hiện thì chắc chắn Nhà nước có thêm công cụ để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Có những ưu đãi cụ thể, thiết thực đối với DN thành lập mới (thay vì những ưu đãi tập trung cho hộ kinh doanh như hiện nay) như: tiếp cận thông tin, hỗ trợ pháp lý, tiếp cận đất đai và các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Đây được xem là nội dung cơ bản để hộ kinh doanh tự chuyển thành DN để được hưởng những ưu đãi này.

Thứ hai, hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN thực hiện theo hướng rà soát, đánh giá các quy định về chính sách thuế, kế toán hiện hành đối với hộ kinh doanh, đảm bảo tính công bằng giữa các DN, đặc biệt các DN nhỏ và siêu nhỏ và hộ kinh doanh. Từng bước thống nhất về cách quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh, (hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ về bản chất tương tự như DN tư nhân; còn hộ kinh doanh do nhóm cá nhân làm chủ có bản chất tương tự như công ty hợp danh), từng bước xây dựng các cơ chế tài chính, thuế, tín dụng, kế toán có liên quan đến các đối tượng này cho phù hợp.

PV: Xin cảm ơn bà!

Ví dụ: quy định hộ kinh doanh đều bình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm đối với người lao động. Nếu quy định này được thực hiện thì chắc chắn Nhà nước có thêm công cụ để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN.

Nhật Minh (thực hiện)

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap