【phân tích bóng đá hôm nay】Phong trào phụ nữ ấp nghèo
“Nếu trước đây,ụnữấphân tích bóng đá hôm nay chị em phụ nữ ở ấp này chỉ biết làm thuê kiếm sống, thì giờ đây nhiều chị đã biết chăn nuôi, buôn bán nhỏ, biết tham gia họp hội để nâng cao kiến thức cho bản thân”, đó là lời nhận xét của bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, khi nói về phong trào phụ nữ ở ấp Xẻo Trâm.
Bà Linh đang chăm sóc đàn heo của gia đình.
Xẻo Trâm là ấp từng được mệnh danh nghèo nhất tỉnh Hậu Giang và trên thực tế đời sống người dân ở ấp này vẫn lắm khó khăn, nhưng nếu so với vài năm trước, Xẻo Trâm giờ đã ít nhiều thay đổi. Đi dọc theo con lộ bê tông dẫn vào ấp, những ngôi nhà lá xập xệ đã được thay thế bằng nhiều ngôi nhà tường mái tôn cao ráo. Chị Luông, cán bộ phụ nữ ấp, kể: “Nhà cửa không khang trang như nhiều nơi khác, nhưng đỡ hơn hồi xưa lắm. Hồi đó đi từ đầu tới cuối ấp tìm một ngôi nhà tường mỏi cả mắt. Diện mạo này một phần nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, một phần nhờ bà con cố gắng làm ăn, dành dụm để xây cất”.
Rồi chị bắt đầu kể thêm những chuyện khó khăn trong quá trình đi vận động chị em tham gia vào tổ chức hội. Lúc ấy, ai cũng lắc đầu khi được vận động tham gia vào hội với lý do vào phải đóng hội phí, rồi phải tham gia hội họp thường xuyên. Trong khi người dân nghèo phải “chạy gạo” từng bữa thì việc họ từ chối cũng là điều không thể trách được. Hiểu được tâm tư của chị em nên dù khó khăn nhưng những người làm công tác phụ nữ từ xã đến ấp luôn kiên trì vận động, quyết xây dựng cho được tổ chức hội phụ nữ tại ấp nghèo nhất tỉnh này.
Sau vài năm, Chi hội Phụ nữ ấp Xẻo Trâm tập hợp được gần 90 chị em. Ngoài giờ lao động, các chị bắt đầu tham gia sinh hoạt tổ, nhóm tiết kiệm; tham gia hùn vốn xoay vòng để hỗ trợ nhau phát triển sản xuất. Không ít chị tìm tòi, xây dựng được mô hình kinh tế cho thu nhập ổn định, đưa đời sống gia đình phát triển hơn.
Cũng như nhiều phụ nữ nơi đây, gần 20 năm trước, bà Bùi Thị Mỹ Linh cùng chồng về ấp Xẻo Trâm với hai bàn tay trắng. Được Nhà nước hỗ trợ 1.300m2 đất cùng chiếc xuồng, mớ lưới và 2 triệu đồng. Lúc đó, không riêng gì gia đình bà Linh, chiếc xuồng và lưới giăng là kế sinh nhai của nhiều hộ nơi đây. Nhìn quanh quẩn ai về đây cũng nghèo nên vợ chồng bà hiểu rằng muốn vươn lên phải dựa vào chính sức lao động của mình. Mới cưới nhau, chưa có con nên vợ chồng bà ra sức làm lụng vượt khó. Thời điểm đó, vợ chồng bà Linh sống bằng nghề đặt dớn cá, do còn là vùng đất mới nên nguồn lợi thủy sản khá nhiều, mỗi ngày cũng kiếm được vài chục ngàn đồng. Số tiền ấy không nhiều nhưng cũng đủ để vợ chồng trang trải sinh hoạt. Rồi những đứa con lần lượt ra đời, cái nghèo lại đeo bám, đứa lớn rồi đến đứa nhỏ tập quen dần với cảnh thiếu thốn. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn khi nguồn lợi thủy sản từ việc đặt dớn giảm dần. Biết không thể sống dựa vào thiên nhiên nên bà Linh bàn với chồng tổ chức chăn nuôi.
Thông qua tổ chức hội, bà Linh vay vốn từ Ngân hàng Chính sách, vay vốn xoay vòng trong tổ tiết kiệm để chăn nuôi heo, cá. Cùng với đó, gia đình bà còn đi mua cá bỏ mối tại các chợ để kiếm lời, đến nay cuộc sống đã ổn định hơn. Bà Linh chia sẻ: “Lúc về đây ai cũng nghèo đâu ai giúp được ai, thấy vậy vợ chồng cố gắng làm ăn tích cóp. Về phần tôi thì tham gia tổ phụ nữ từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Khi tham gia vào tổ chức hội, tôi cũng nhận được ít nhiều lợi ích, đầu tiên là được vay vốn, tiếp đến là được hỗ trợ về kiến thức phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và người thân”.
Cũng chọn công việc mua bán làm kế mưu sinh, nhưng bà Trần Thị Mau lại chọn nghề thu mua phế liệu. Vợ chồng bà Mau có 3 người con, trước đây chỉ sống bằng nghề làm thuê, ai thuê gì làm nấy miễn có tiền mua gạo, tiền trang trải sinh hoạt trong nhà. Nhận thấy làm thuê quần quật quanh năm nhưng không có dư, thêm chồng bị bệnh nặng nên cuộc sống càng khó khăn. Thông qua Chi hội Phụ nữ ấp, bà Mau vay vốn chuyển sang đi thu mua phế liệu, bản thân không biết chạy xe gắn máy nên bà làm công việc này bằng ghe. Hàng ngày, bà Mau chạy ghe dọc tuyến kênh ấp Xẻo Trâm, ấp Bàu Môn để thu mua, phế liệu sau khi đem về được phân loại, cuối tuần con trai bà dùng xe đem chở đến vựa ở phường Vĩnh Tường, huyện Long Mỹ hay thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp bán lại. Hiện tại, trong 3 người con trai của bà Mau có 2 người đã lập gia đình và có cuộc sống riêng, còn 1 người đang sống cùng vợ chồng bà. Bà Mau cho biết: “Trong 2 thằng có gia đình thì có 1 thằng theo nghề tôi. Nói chung, cuộc sống hiện tại chưa thể xem là đầy đủ nhưng đỡ khó khăn hơn trước. Thằng thứ 3 còn ở chung nhà nó làm thợ hồ, cũng có thu nhập giúp đỡ vợ chồng tôi trong cuộc sống”.
Tuy nhiên, cùng với sự cố gắng và những kết quả đạt được, phong trào phụ nữ ở ấp Xẻo Trâm cũng đang gặp không ít khó khăn. Số lượng nữ tham gia vào tổ chức hội khá thấp với lý do nhiều chị theo gia đình đi làm ăn xa, nhiều chị có đời sống kinh tế ổn định không muốn tham gia vào tổ chức hội, nhiều chị sau thời gian tham gia tổ chức hội chưa được tiếp cận nguồn vốn vay cũng muốn rời khỏi hội. Đây là một thực tế không riêng ở ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An mà nhiều nơi khác cũng đang gặp phải.
Để một đơn vị xã, phường phát triển đòi hỏi sự vững mạnh ở từng ấp, khu vực. Bên cạnh đó, cũng cần phát huy vai trò tích cực của phụ nữ trong các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, từ đó góp phần đưa đời sống người dân địa phương đi lên. Muốn làm được điều này, cấp ủy, chính quyền cần phải có sự quan tâm sát sao.
Ở Xẻo Trâm, chỉ riêng phong trào phụ nữ thời gian tới cần phát huy hơn nữa các hoạt động giúp đỡ và đỡ đầu hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; đa dạng hóa các hình thức vay vốn để chị em đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, buôn bán và chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Tập trung chỉ đạo, củng cố, nâng cao chất lượng sinh hoạt hội; tổ chức cho hội viên phụ nữ thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động ở chi hội để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng hội viên, giải quyết nhanh chóng các vướng mắc, tạo động lực để chị em tham gia vào tổ chức hội…
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT