【câu lạc bộ bóng đá rukh vynnyky】“Văn học nghệ thuật Hậu Giang một chặng đường”
Tổng tập “Văn học nghệ thuật Hậu Giang một chặng đường” của các văn - nghệ sĩ Hậu Giang,ănhọcnghệthuậtHậuGiangmộtchặngđườcâu lạc bộ bóng đá rukh vynnyky do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phát hành, có thể coi như một lời kể về hành trình các văn nghệ sĩ Hậu Giang tích lũy, trải nghiệm để làm nên những tác phẩm, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị, vừa thỏa mãn niềm đam mê sáng tác...
Sáng tác đa dạng
Tổng tập tuyển chọn những tác phẩm đặc sắc nhất của hội viên các phân hội: văn học, âm nhạc, sân khấu, nhiếp ảnh, mỹ thuật. Đây là những sản phẩm được viết từ những cảm nhận về cuộc sống qua những chuyến thực tế sáng tác, qua những cảm xúc của văn - nghệ sĩ trước cuộc sống, trước những vấn đề thời sự ở nhiều lĩnh vực tác động đến con người.
Văn nghệ sĩ Hậu Giang không đến 150 người, con số khá khiêm tốn so với các hội, liên hiệp các hội văn học nghệ thuật trong khu vực, bề dày kinh nghiệm chưa nhiều, chưa được trải qua những lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu ở từng lĩnh vực. Tuy vậy, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tạo điều kiện để hội viên tham gia các chuyến thực tế trong và ngoài tỉnh, trại sáng tác khu vực và toàn quốc… Từ đó, dần tạo phông nền kiến thức chuyên sâu và trải nghiệm cuộc sống cho các văn - nghệ sĩ.
Song song đó, tự thân mỗi nghệ sĩ trang bị cho mình những kiến thức từ cuộc sống. Tự nghiên cứu sâu những vấn đề mình quan tâm và nuôi dưỡng cảm xúc trước nhiều vấn đề để hình thành nên những tác phẩm phục vụ cho địa phương, thể hiện được cái tâm, cái tầm của người nghệ sĩ. Điều này thể hiện qua những tác phẩm thơ, nhạc, bài vọng cổ… của các tác giả: Vĩnh Phúc, Hoàng Thống, Hoàng Ngọc, Tuyết Băng, Hữu Trọng, Kim Ngọc, Ngọc Thảo… Các tác phẩm của họ thể hiện nét đẹp của vùng đất và con người Hậu Giang, đó là bức tranh miền quê Hậu Giang thanh bình, cảnh nhộn nhịp của phiên chợ sớm, sự bứt phá vươn lên của một thành phố trẻ… Họ còn dành tình yêu và niềm tin cho Hậu Giang, đang ra sức vươn lên để hòa vào dòng chảy phát triển khu vực và cả nước.
Cùng với đó, 5 năm qua là sự bứt phá của lĩnh vực nhiếp ảnh và mỹ thuật. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh, họa sĩ đã tự thân vận động, học tập và tích lũy kinh nghiệm để vươn lên, khẳng định tay nghề của mình. Nếu trước đây, được triển lãm ở các cuộc thi cấp khu vực đã là khó khăn, thì những năm gần đây, các nghệ sĩ đã có tác phẩm đạt giải cao ở các giải khu vực ĐBSCL, được chọn triển lãm toàn quốc… Đặc biệt là sự vươn lên của những tay máy trẻ ở lĩnh vực nhiếp ảnh. Cùng với các tay máy nhiều kinh nghiệm như Tăng Quầy, Lương Chí Sững, Tăng Bình Quốc, Minh Đức…, các tác giả trẻ như: Lý Anh Lam, Trần Thủ An, Trần Trung Quân, An Thịnh, Lê Tuấn Anh… đã có nhiều nỗ lực thể hiện được nét riêng và tác phẩm của họ đang được đánh giá cao, là lớp kế thừa đầy tiềm năng.
Dấu ấn những sáng tác về Bác, quê hương
Ngoài sự đa dạng về tác phẩm, điều ấn tượng trong tổng tập này là có rất nhiều tác phẩm viết về Bác. Sự cảm nhận của văn - nghệ sĩ qua những câu chuyện về Người đã làm nên tác phẩm xúc động. Các văn - nghệ sĩ không chỉ chia sẻ cảm xúc của mình, mà còn thể hiện được quyết tâm phải sống, cống hiến để làm giàu cho quê hương; phải tôi rèn, học làm người từ cuộc đời cao đẹp của Bác. Có Bác soi đường, để những bước đi của họ thêm vững, niềm tin yêu về cuộc sống thêm dày hơn. Những tác phẩm tạo dấu ấn như: “Vầng dương sáng mãi” của Khánh Văn, “Học gương Bác học làm người” của Vĩnh Phúc, “Làm theo Di chúc Bác Hồ” của Võ Nguyễn Huê Hồng, “Người còn sống mãi với quê hương” của Vĩnh Lê, “Nông dân học Bác” của Ngọc Thảo…
Cùng với những sáng tác sâu lắng, giàu cảm xúc về Bác là những tác phẩm về quê hương Hậu Giang. Không chỉ có vẻ đẹp của vùng quê sông nước, mà nơi đây đang thay đổi hàng ngày, khoác lên mình những chiếc áo mới lung linh sắc màu. Tác phẩm “Xuân về bến hẹn” của Ngọc Thảo, “Hương sắc Hậu Gang” của Tuấn Ngọc, “Ngã Bảy quê tôi” của Kim Hương, “Nắng xuân” của Sao Mai, “Mùa xuân anh có về” của Thanh Huyền, “Hậu Giang xuân mới” của Dương Công Đời, “Hậu Giang và em” của Trần Đông…
Các tác phẩm không chỉ là những cảm nhận về sự đổi thay của quê hương Hậu Giang, mà còn là cảm xúc, niềm tự hào và niềm tin của tác giả về một Hậu Giang sẽ vững bước đi lên, dù vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Các tác phẩm đã thể hiện tình yêu quê hương nồng hậu của tác giả. Đây cũng chính là cội nguồn của cảm xúc, đã, đang và sẽ được nuôi dưỡng, để sáng tác những tác phẩm tiếp theo.
VĨNH TRÀ