【giải vô địch bóng đá nữ u-19 châu âu】Thương mại Việt
Thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 8, tổng trị giá XNK giữa 2 nước đạt 24,521 tỷ USD. Trong đó nước ta xuất khẩu 12,215 tỷ USD, nhập khẩu 12,306 tỷ USD.
Như vậy, cán cân thương mại có nghiêng nhẹ về phía Nhật Bản với mức thặng dư 91 triệu USD. Tuy nhiên, so với tổng kim ngạch giao thương giữa 2 nước, rõ ràng đây là mức chênh lệch không đáng kể, chỉ tương đương khoảng 0,4% tổng kim ngạch.
Thế cân bằng trong hoạt động XNK giữa Việt Nam và Nhật Bản được duy trì từ hơn 3 năm trở lại đây.
Cụ thể, năm 2015, năm 2016 và năm 2017, thâm hụt nhẹ về phía Việt Nam, với các mức lần lượt là 228 triệu USD, 393 triệu USD và 119 triệu USD.
Trong khi 4 năm liên tiếp trước đó (2011-2014) nước ta có được mức xuất siêu khá cao sang thị trường Nhật Bản với các con số lần lượt là 380 triệu USD, 1,45 tỷ USD, 2,02 tỷ USD và 1,77 tỷ USD.
Hết 8 tháng đầu năm nay, có 3 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Số lượng nhóm hàng không tăng so với cùng kỳ 2017, nhưng kim ngạch của từng nhóm hàng tăng lên đáng kể.
Lớn nhất là dệt may đạt 2,471 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Vài năm gần đây, Nhật Bản trở thành trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của dệt may Việt Nam.
Kết quả tăng trưởng những tháng qua cho thấy các doanh nghiệp trong nước tiếp tục có được thị phần vững chắc ở Nhật Bản khi tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của lĩnh vực dệt may cả nước và cũng cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam sang Nhật Bản.
2 mặt hàng tỷ USD còn lại là phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,593 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,207 tỷ USD.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng là thị trường lớn của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành nông nghiệp như thủy sản (đạt 869 triệu USD); gỗ và sản phẩm (đạt 730 triệu USD); cà phê (149 triệu USD)…
Cùng thời điểm trên, cũng có 3 nhóm hàng nhập khẩu từ Nhật Bản đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 1 nhóm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng mới góp mặt là phế liệu sắt thép.
Nhật Bản là thị trường lớn nhất cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam. 8 tháng đầu năm cả nước nhập 990.639 tấn, trị giá 368,64 triệu USD, chiếm 28,5% trong tổng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 30,3% trong tổng kim ngạch.
Đáng chú ý, dù sản lượng phế liệu sắt thép nhập từ Nhật Bản giảm 1,5%, nhưng lại tăng 29,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
2 nhóm hàng nhập khẩu lớn khác từ Nhật Bản là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,558 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,924 tỷ USD.
Năm 2017, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 13,8% so với kết quả thực hiện trong năm 2016. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của các Việt Nam đạt 16,86 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2016, chiếm 7,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm ngoái. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản đạt 16,98 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2016, chiếm 8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. |