Chăm lo gia đình chính sách về vật chất lẫn tinh thần là việc làm thường xuyên được các cấp,Đnbẩygipgiađtin tuc bong da anh các ngành và địa phương thực hiện.
Nhờ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đời sống gia đình ông Phong (trái) ổn định hơn.
Những niềm vui
Từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, bị thương ở chân và tay, trở về với cuộc sống gia đình, ông Phan Thanh Phong, thương binh 2/4 ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, cố gắng lao động để phát triển kinh tế gia đình. Ông Phong kể, năm 1996 khi sức khỏe đã hồi phục trở về địa phương, ông gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, bởi người lành lặn đi làm còn vất vả, huống chi ông lại bị như vậy. Với lại, mọi người nhìn ông bằng ánh mắt ngần ngại, bởi ông chỉ còn một tay, còn chân trái cũng bị đứt động mạch chủ nên việc đi lại cũng hạn chế.
Với ý chí của người lính Bộ đội Cụ Hồ, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, vượt qua mọi khó khăn ban đầu, ông Phong cố gắng lao động sản xuất, dẫu vất vả nhưng ông cũng không nản chí.
Theo ông Phong, việc gì người khác làm được ông cũng có thể làm. Nếu mọi người làm một buổi, thì ông làm một ngày, hai ngày, với ông chỉ cần cố gắng, siêng năng là làm được. Nhờ tính cần cù, chịu khó, năm 2017 ông được Quân khu 9 hỗ trợ 12 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình. Với số tiền được hỗ trợ, cộng thêm số vốn gia đình tích góp, ông cùng với hai người ở địa phương mua 2 cái máy bơm nước. “Nhờ các cấp, các ngành hỗ trợ tôi mới có điều kiện hùn mua máy bơm nước, từ ngày có máy bơm nước này, mỗi vụ lúa gia đình tôi cũng thu về được 5-6 triệu đồng. Cộng thêm thu nhập từ 5 công ruộng, cuộc sống gia đình tôi cũng ổn định hơn”, ông Phong chia sẻ.
Cùng với chăm lo, hỗ trợ về vật chất, các cấp, các ngành luôn quan tâm, chú trọng, chăm lo đời sống tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Các gia đình chính sách, người có công được tham quan, điều dưỡng theo quy định. Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Ba, ở ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, cho rằng, những chuyến đi điều dưỡng tập trung đã mang lại cho mẹ rất nhiều niềm vui và cảm xúc. Mẹ Ba chia sẻ: “Vui nhất là gặp lại những người đã cùng tham gia kháng chiến ngày xưa, ai nấy đều tay bắt mặt mừng, ôn lại kỷ niệm cũ mà rơi nước mắt. Những chuyến đi như vậy thật ý nghĩa biết bao”.
Đời sống đều được nâng lên
Những năm qua, tỉnh luôn xác định chăm sóc người có công là việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành trong tỉnh và toàn xã hội. Toàn tỉnh có trên 35.000 gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Để thực hiện tốt chính sách ưu đãi với người có công và thân nhân của họ, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các chính sách ưu đãi khác đối với người có công. Đồng thời, vận động các nguồn lực để chăm lo hỗ trợ các gia đình.
Điều đáng quý là các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng đã phát huy bản chất của người lính, là tấm gương điển hình, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, giúp nhau cùng phát triển và thành công trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, đời sống của gia đình người có công ngày càng được nâng lên ngang bằng mức sống bình quân chung của địa phương. Ông Nguyễn Văn Tỷ, thương binh 4/4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, cho biết: “Đồng chí đồng đội ngày xưa còn mấy người đâu, không hy sinh ở chiến trường cũng già yếu bệnh tật rồi qua đời. Năm nay, dẫu tôi đã 75 tuổi, nhưng cũng phải cố gắng để cùng với con cháu, thế hệ trẻ, góp phần phát triển quê hương, đất nước”.
Thấm nhuần sâu sắc đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn trân trọng ghi nhớ công ơn và thực hiện nhiều phần việc để tỏ lòng tri ân đối với những người có công với nước. Những việc làm thiết thực ấy không chỉ có ý nghĩa về mặt đạo lý mà còn góp phần tạo động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Toàn tỉnh có trên 35.000 gia đình chính sách. Trong đó, có 1.992 Mẹ Việt Nam anh hùng, 21 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trên 5.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, trên 12.000 liệt sĩ, 1.140 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày... |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU