您现在的位置是:88Point > La liga
【tỷ số qarabag】Liệt hai chân năm 17 tuổi, người đàn ông đem “tinh thần lính” làm nên điều kỳ diệu
88Point2025-01-25 19:30:25【La liga】2人已围观
简介“17 tuổi, tôi buộc phải từ bỏ cái gọi là ước mơ”Chàng trai ngã văng vì pha va chạm giao thông bất ng tỷ số qarabag
“17 tuổi,ệthaichânnămtuổingườiđànôngđemtinhthầnlínhlàmnênđiềukỳdiệtỷ số qarabag tôi buộc phải từ bỏ cái gọi là ước mơ”
Chàng trai ngã văng vì pha va chạm giao thông bất ngờ.
Định thần lại sau cơn choáng váng, cậu thấy hai chân mình không còn cảm giác. Người ta bế cậu vào bệnh viện huyện cấp cứu, rồi lại mau chóng chuyển lên tuyến cao hơn…
“Chấn thương cột sống, tổn thương tủy sống dẫn đến liệt vận động”. Đó là những lời kết luận của bác sĩ về tình hình của Diễn sau tai nạn.
Mùa hè năm ấy, cậu 17 tuổi, chuẩn bị bước vào năm cuối cấp. Mùa hè năm ấy, cậu chỉ còn cách ước mơ ấp ủ suốt những năm tháng cắp sách tới trường một vài bước chân.
Nhưng cũng mùa hè năm ấy, cậu thấy mọi mơ ước xa dần, rồi biến mất hẳn.
Chân dung anh Phạm Đức Diễn - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Từ thời còn là một cậu nhóc tuổi choai choai, Phạm Đức Diễn (sn 1976, quê An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã luôn khát khao trở thành người lính phục vụ trong quân đội. Trong những câu chuyện của bố anh, người 17 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Diễn thấy hình ảnh người bộ đội thật đẹp, thật oai hùng. Miệt mài học tập, ôn luyện, cậu nhóc năm ấy chỉ có một ước mơ duy nhất là ngày nào đó khoác lên mình bộ quân phục, trở thành một người đáng tự hào như bố. Thế nhưng, tai nạn đã cướp đi của cậu tất cả.
“Gia đình động viên rằng 3 tháng có thể khỏi, tôi chờ đợi, nhưng điều ấy không xảy ra. Mọi người lại bảo chờ thêm 3 tháng nữa, tôi hi vọng, và rồi vẫn vô vọng. Lúc ấy, tôi mới hiểu chấn thương này không thể bình phục. Tôi mất đi đôi chân lành lặn và buộc phải từ bỏ cái gọi là ước mơ…”, anh Diễn chia sẻ.
Những tháng đầu tiên sau tai nạn, Diễn bó bột kín thân người và chỉ có thể nằm bất động trên chiếc giường bệnh viện. Từ 52kg, chàng thanh niên 17 tuổi gầy sọp, chỉ còn vẻn vẹn 42 kg. Mọi sinh hoạt cá nhân, thậm chí ngay cả việc trở mình, cậu cũng phải nhờ cậy bố mẹ. Bố cậu xin nghỉ hưu sớm để hàng ngày túc trực bên Diễn. Khi tắm cho con, ông phải chuẩn bị một tấm gỗ dài, kê trên 3 chiếc ghế nhựa để đặt cậu nằm lên.
“Nhìn bố mẹ vất vả, tôi thấy bản thân thật vô dụng. Cảm giác giống như mình lại là trẻ con lần nữa, bố mẹ phải chăm từng chút một. Rất nhiều đêm, tôi bật khóc nhưng không để ai biết, tới sáng lại tỏ ra vui vẻ cho người thân không buồn”, anh Diễn xúc động nhớ lại.
“Tinh thần lính” làm nên điều kỳ diệu
Đau đớn, mệt nhoài cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng Diễn chưa bao giờ nghĩ đến chuyện buông xuôi, hoặc những điều tệ hơn thế. Diễn bảo, vì anh có “tinh thần lính”, tinh thần cứng rắn đặc biệt được bố anh và những người đồng đội của ông truyền lại.
“Bố vẫn hay kể với tôi về những người thương binh dù mất đi một phần cơ thể nhưng vẫn vươn lên và sống tốt. Sau khoảng thời gian suy sụp, tôi biết mình cần can đảm đối diện với sự thật và phải nỗ lực hơn”, anh Diễn bảo.
Anh Diễn chụp cùng các bạn năm 1994, một năm sau tai nạn - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Ra viện, Diễn lao vào luyện tập. Bố làm cho anh hai thanh gióng tre, gác lên tường nhà để tập đi. Bám vào hai thanh tre, Diễn cố nhấc từng bước. Hai chân không còn cảm giác, ngón chân liên tiếp bị quệt xuống sàn nhà. Diễn không bỏ cuộc, lại cố hết sức nhấc chân cao hơn. Mỗi ngày, anh đều tập nhiều tiếng như vậy. Tập hăng say đến nỗi phải mặc áo ngắn tay, bật quạt dù là mùa đông lạnh ngắt.
4 tháng sau luyện tập, như một phép màu, Diễn có thể đi lại được nhờ chống nạng hai bên cánh tay. Dần dần, nạng từ cánh tay chuyển xuống khuỷu tay, từ 2 chiếc chỉ còn 1 chiếc, những bước đi của anh ngày một nhanh nhẹn hơn. Anh tự tập xe đạp bằng cách gác chiếc nạng lên ghi đông xe, quàng chân lên để đi. Rồi anh cũng tự đi được xe máy trong sự ngạc nhiên của nhiều người. Đến giờ, anh Diễn thậm chí có thể bám vào đồ vật để di chuyển khi không có nạng.
Trong suốt những năm sau tai nạn, Diễn chưa bao giờ từ bỏ việc học. Sau mỗi giờ tan lớp, anh lại nhờ các bạn mang sách vở về và giảng lại bài học hôm đó. Những quyển sách các bạn không còn dùng, anh xin về để tự ôn. Diễn thích nhất là học tiếng Anh. Ngoài học trong sách, anh học cả trên vô tuyến và đài phát thanh. Ngày bắt đầu đi được xe đạp, anh xin vào một xưởng làm kim hoàn, ban ngày làm việc, tối lại dành thời gian đi học thêm.
Sau khi thi tốt nghiệp cấp 3, năm 21 tuổi, Phạm Đức Diễn thi đỗ vào Khoa Tiếng Anh, Đại học Mở Hà Nội. Với thành tích học tập xuất sắc và công tác Đoàn sôi nổi, Diễn được trao tặng giải thưởng Sao tháng giêng của BCH Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và rất nhiều học bổng khác.
Anh Diễn (đứng giữa) chụp cùng học trò - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Ra trường, anh trở thành một giảng viên tiếng Anh được nhiều học trò yêu mến. Anh Diễn hiện là Phó chủ nhiệm Khoa Tiếng Anh, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Anh cũng tham gia công tác giảng dạy tại một số trường đại học lớn khác như Đại học Ngoại thương, Đại học Mở, Học viện Ngân hàng,…
Trong những câu chuyện ngoài giờ với sinh viên hay mỗi khi có một học trò rơi vào khủng hoảng, anh Diễn vẫn hay kể về cuộc hành trình đầy thử thách của mình. Từ câu chuyện thầy kể, rất nhiều cô cậu học trò đã có thêm ý chí, niềm tin để tiếp tục vươn lên.
"Chặng đường nào cũng có khúc trơn trượt và nguy hiểm" - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
“Chặng đường nào cũng có khúc trơn trượt và nguy hiểm. Để đến được nơi cần đến, dù bạn là ai thì điều quan trọng vẫn là những người đồng hành sẻ chia, động viên để bạn vượt qua. Và điều nữa, bạn phải vượt qua chính mình”.
Diễn viết như thế trên trang cá nhân Facebook của mình kèm một bức ảnh chống nạng trên một con đường trơn trượt. Anh bảo, nhìn lại cuộc hành trình của mình, anh thấy kỳ diệu lắm.
“Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan đã giúp đỡ để tôi có ngày hôm nay. Tôi có lẽ cũng phải cảm ơn chính tôi nữa, vì ngày ấy tôi đã không bỏ cuộc”, anh mỉm cười tâm sự.
Nguyễn Liên
Chuyện người phụ nữ từng bị xa lánh vì lầm tưởng chuyên bán máu
39 tuổi, 82 lần hiến máu và 20 năm theo đuổi công việc vận động hiến máu, chị Nam lựa chọn gắn gần như cả cuộc đời mình với cái “nghề” phục vụ lợi ích cộng đồng.
很赞哦!(2)
相关文章
- Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- TP.Thuận An: Xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm nồng độ cồn
- TP.Dĩ An: Đổi mới hình thức tuyên truyền về phòng, chống ma túy
- Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh: Chủ động bảo đảm an ninh, an toàn các mục tiêu trọng điểm
- VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- Nâng cao “sức đề kháng” cho học sinh, sinh viên trước vấn nạn ma túy
- Lập chốt, xử lý “ma men” tham gia giao thông
- Nỗ lực trong công tác phòng cháy chữa cháy: Những hiệu quả bước đầu
- Đoàn tàu metro Bến Thành
- Công an tỉnh chúc mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568
热门文章
站长推荐
Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho gần 700 công nhân
Nhà giá rẻ rao bán tràn lan chỉ là ảo?
Nhà liền kề dưới 4 tỷ đồng vẫn hút khách
8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
Văn bản mới
Công bố điều kiện vay ưu đãi gói 30.000 tỷ đồng
Hà Nội: biệt thự, liền kề ngang giá chung cư
友情链接
- Y tế tuyến cơ sở đẩy mạnh triển khai thanh toán không tiền mặt
- IFC tài trợ 100 triệu USD để mở rộng tín dụng xanh tại Việt Nam
- SafeView giành giải thưởng Giao thông thông minh
- Câu hỏi cân não trước giờ cho mở Internet vào Việt Nam
- Ấn Độ chặn xuất khẩu 27.000 điện thoại Vivo
- Kỷ lục xếp dỡ mới tại cảng nước sâu hàng đầu Việt Nam
- Doanh nghiệp hóa chất bội thu
- Viettel hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng vắc xin quy mô lớn tại TPHCM
- Doanh nghiệp vận tải đối mặt với “vực sâu” Covid
- Big Data đóng góp lớn cho dự báo thị trường nông sản