【lorient vs psg】Vốn Nhật Bản vẫn đang vào Việt Nam
Cửa hàng Uniqlo tại Vincom Center Metropolis ốnNhậtBảnvẫnđangvàoViệlorient vs psg(Hà Nội). Ảnh: Đức Thanh |
Dịch vụ tăng tốc, sản xuất “chờ thời”
Hai tuần trước, Uniqlo, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, đã chính thức khai trương cửa hàng Uniqlo lớn nhất tại Việt Nam - cửa hàng trực tuyến. Trước đó 1 tuần, Uniqlo mở cửa hàng tại AEON Mall Hà Đông, nâng số cửa hàng của Uniqlo tại Việt Nam lên con số 9, chỉ sau 2 năm đặt chân đến Việt Nam.
“Sự quan tâm của khách hàng đã tạo động lực để chúng tôi quyết định ra mắt cửa hàng trực tuyến của Uniqlo tại Việt Nam”, ông Osamu Ikezoe, Tổng giám đốc Uniqlo Việt Nam cho biết.
Sự quan tâm của khách hàng, tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam chính là lý do khiến Uniqlo và sau này là MUJI, một thương hiệu khác của Nhật Bản “cập bến” thị trường. Sau khi mở cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM vào cuối tháng 11/2020, MUJI cũng đã chính thức tiến quân ra thị trường phía Bắc bằng cửa hàng ở Hà Nội, khai trương đầu tháng 7/2021.
Khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Tetsuya Nagaiwa, Tổng giám đốc MUJI Việt Nam cho biết, MUJI lựa chọn Việt Nam bởi đây là một trong những thị trường tiềm năng nhất và kế hoạch của MUJI là sẽ mở 8-10 cửa hàng tại Việt Nam.
Trong khi đó, Tập đoàn AEON đã mở rộng hệ thống AEON Mall tại 6 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau khi khai trương AEON Mall Hải Phòng vào cuối năm ngoái và đang chuẩn bị cho kế hoạch AEON Mall ở Hoàng Mai (Hà Nội), kể từ đầu năm tới nay, tập đoàn này đã tới Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Đồng Nai… để sẵn sàng cho các kế hoạch đầu tưmới.
Rõ ràng, các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ ở Việt Nam đang ngày trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư Nhật Bản. Một dòng vốn lớn đang được đổ vào lĩnh vực này. Điều này có vẻ trái ngược với xu hướng đầu tư đang chậm lại vào các lĩnh vực sản xuất, vốn lâu nay là lợi thế của doanh nghiệpNhật Bản.
Cả năm 2020, các doanh nghiệp Nhật chỉ đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 2,37 tỷ USD, trong đó đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần là gần 1,15 tỷ USD. Suốt cả năm ngoái, không có dự ánquy mô lớn nào của Nhật Bản được cấp chứng nhận đầu tư.
Tuy nhiên, tình hình đã được cải thiện dần trong năm nay. 10 tháng qua, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 3,4 tỷ USD, tăng 89,9% so với cùng kỳ. Dẫu vậy, sự tăng tốc mạnh mẽ này chủ yếu do có hai dự án lớn của Nhật Bản đã được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư kể từ đầu năm tới nay. Đó là Dự án Nhiệt điện Ô Môn II (vốn đăng ký 1,31 tỷ USD) và Dự án Nhà máy Sản xuất giấy Kraft Vina (vốn đầu tư 611,4 triệu USD).
Chờ những điều tốt đẹp ở phía trước
Vốn đầu tư từ Nhật Bản đang chậm lại, song trên thực tế, theo khẳng định của ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội), thì “vốn Nhật Bản vẫn đang vào Việt Nam”.
“Mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Nhật sẽ tốt đẹp trở lại sau khi Covid-19 được kiểm soát”, ông Takeo Nakajima kỳ vọng.
- Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư