88Point

Từ 50 NGÀN đồng đến mua nhà tiền tỷDo là trận bóng đá trực tiếp

【trận bóng đá trực tiếp】Những nông dân tiêu biểu ở phường Long Phước

Từ 50 NGÀN đồng đến mua nhà tiền tỷ

Do làm ăn thua lỗ,ng dtrận bóng đá trực tiếp năm 2000, ông Phạm Minh Châu (SN1962), đưa vợ con từ tỉnh Đồng Nai đến thị xã Phước Long lập nghiệp. Lúc đó ông chỉ còn vỏn vẹn 50 ngàn đồng. Hằng ngày, ông Châu ra chợ Phước Bình “buôn thúng bán mẹt” nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước, hụt sau, khiến ông phải quay lại nghề làm giá đỗ truyền thống của gia đình. Mỗi ngày, ông Châu chỉ mua vài kilôgam đỗ về làm thủ công và cứ 5 ngày mới được thu một mẻ. Thời điểm đó, tại chợ Phước Bình chưa có ai làm giá đỗ nên khách mua ngày càng đông và thu nhập tăng lên. Vợ chồng ông thuê một căn nhà rộng hơn để vừa ở vừa sản xuất. Ông Châu tham gia sinh hoạt hội nông dân và được xét cho vay 15 triệu đồng.  Số tiền này gia đình ông dành mua sắm máy móc để làm giá. Từ chỗ mỗi ngày chỉ làm vài ký đậu bán lẻ ở chợ, nay gia đình ông đã sản xuất 300kg/ngày và bỏ mối cho các quán hàng ở Phước Bình. Từ 50 ngàn đồng khi đặt chân lên Phước Long, sau 18 năm chí thú làm ăn, quyết tâm lập nghiệp, đến nay gia đình ông đã mua được chính căn nhà đã thuê trước đây (ở khu phố 4, phường Long Phước), trị giá 2 tỷ đồng. Từ khi khấm khá, ông không chỉ đóng góp tích cực vào hoạt động hội mà năm 2014, ông ủng hộ 15 triệu đồng giúp 1 gia đình hội viên khó khăn xây nhà tình thương.

“Hiện vợ chồng tôi vẫn làm giá đỗ. Sản phẩm sạch nên mối đặt hàng làm không xuể. Có được thành quả hôm nay, chúng tôi không thể phủ nhận sự quan tâm giúp đỡ của Chi hội nông dân khu phố, cũng như sự chia sẻ động viên của cán bộ hội nông dân. Vì vậy, chúng tôi luôn ủng hộ nhiệt tình phong trào hội với tinh thần mọi người vì mình, mình vì mọi người” - ông Châu vui vẻ nói.

NHÀ nông trở thành giám đốc Công ty

Vốn chỉ biết trồng điều nhưng đến năm 2004, nhận thấy nơi đây có nhiều lợi thế trong mua, bán, chế biến hạt điều, ông Hoàng Đức Khuân (SN 1966), ngụ khu phố 2, phường Long Phước đã mở cơ sở thu mua hạt điều nhỏ lẻ, sau đó mua máy chẻ thủ công, bán điều nhân cho doanh nghiệp trên địa bàn.

Ông Phạm Minh Châu (bìa phải) giới thiệu máy sàng giá đỗ

Khi vốn ít, chưa có kinh nghiệm ông chỉ mua 5 bàn chẻ và nhận 10 nhân công vào làm. Quá trình sản xuất, ông Khuân nhận thấy mô hình này phát triển tốt nên đã quyết định đầu tư. Năm 2007, ông mua máy chẻ mini, trị giá 270 triệu đồng, công suất 400kg nhân/ngày; năm 2010, ông mua thêm máy công suất 700kg/ngày. Đến nay, toàn bộ hệ thống sản xuất đã được ông đầu tư gồm 3 dàn máy chẻ, 2 máy bóc vỏ lụa, 1 máy bắn màu phân loại nhân và nhiều máy móc thiết bị khác, tổng đầu tư trên 6 tỷ đồng, bảo đảm quy trình sản xuất khép kín từ phân loại kích cỡ, hấp, chẻ, sấy, làm ẩm, bóc lụa, bắn màu phân loại cho tới hun trùng, đóng gói xuất khẩu.

Khởi điểm là cơ sở mua bán chế biến nhỏ lẻ, năm 2007, gia đình ông phát triển lên thành doanh nghiệp tư nhân. Tháng 4-2017, ông chính thức thành lập Công ty TNHH MTV TMXNK Hoàng Khuân, làm ăn thường xuyên với 15 đối tác trong và ngoài nước, trong đó xuất khẩu chủ yếu đi các nước châu Âu, Trung Đông, Mỹ. Ông Khuân cho biết: Thị trường Mỹ cũng như các đối tác nước ngoài rất coi trọng chất lượng sản phẩm, đặc biệt khắt khe với các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện công ty của ông đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2008/TCVN; chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng; chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn.

Nhiều năm qua, với uy tín và chất lượng ngày càng được khẳng định, công ty của ông kinh doanh luôn đem lại hiệu quả và có nhiều đóng góp cho địa phương. Năm 2013, ông được UBND tỉnh tặng bằng khen, Cục Thuế Bình Phước tuyên dương vì thành tích hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Ngần, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Phước cho biết: “Từ một nông dân, nay ông Khuân đã trở thành giám đốc của một công ty làm ăn có hiệu quả. Điều quan trọng là công ty hoạt động đảm bảo được các tiêu chí vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm, tiếng ồn. Hằng năm, ông Khuân còn tích cực ủng hộ các hoạt động phong trào của hội, đóng góp xây dựng các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân và chia sẻ khó khăn với người nghèo trong khu phố”.

Gia đình nông dân văn hóa tiêu biểu

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Trần Đình Trọng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân khu phố 4, phường Long Phước chuyển ngành, công tác tại Công ty cao su Phú Riềng. Năm 1995, ông nghỉ hưu theo chế độ và được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân khu phố đến nay.

Hiện gia đình ông Trọng là một trong số những hộ giàu với 7,5 ha điều, 1 trạm kinh doanh xăng dầu và 1 nhà nuôi chim yến, thu nhập mỗi năm trên 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/tháng. Có điều kiện về kinh tế, ông Trọng luôn sẵn lòng cho hội viên khó khăn mượn vốn làm ăn. Dịp tết Nguyên đán hằng năm, ông luôn chủ động tặng quà tết cho một số hộ nghèo, luân phiên tặng sổ tiết kiệm cho người cao tuổi, hội viên nông dân, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.Mỗi năm ông dành khoảng 10 triệu đồng làm từ thiện.

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Phước Long nhận xét: “Với lối sống chan hòa, trách nhiệm, các thành viên trong gia đình ông Trọng đều được cộng đồng tín nhiệm. Vợ chồng và con trai, con dâu của ông đều là đảng viên; con trai thứ làm bí thư chi bộ; con trai trưởng công tác ở Công an thị xã Phước Long. Nhiều năm qua, gia đình ông đều được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh và là gia đình nông dân văn hóa tiêu biểu ở Phước Long”.

Quang Minh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap