【trận koln】Tranh chấp chung cư: Khách hàng làm gì khi... cầm đằng lưỡi?
Các chuyên gia cho rằng người mua nhà ở hình thành trong tương lai đang đối mặt với nhiều rủi ro khi giao dịch với chủ đầu tư. Bất cập chính sách và thiếu kiến thức khi giao dịch khiến người mua luôn chịu thiệt…
Tranh chấp giữa người mua nhà và chủ đầu tư là câu chuyện không hồi kết. |
Tranh chấp không hồi kết
Tại buổi toạ đàm “Nhà ở hình thành trong tương lai: Làm gì để hạn chế rủi ro” được tổ chức tại TP. HCM vào sáng 3/5,ấpchungcưKháchhànglàmgìkhicầmđằnglưỡtrận koln ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) cho biết, thời gian qua có một số doanh nghiệp BĐS trên địa bàn sử dụng nhiều phương thức lừa dối khách hàng, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường.
Theo ông Châu, những chiêu thức phổ biến các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật thường áp dụng là “thay tên đổi họ” dự án, quảng bá nhiều tiện ích không có thật. Thậm chí, có trường hợp chủ đầu tư bán một sản phẩm cho nhiều người. Hay vụ hàng trăm khách hàng mua đất nền của một doanh nghiệp môi giới rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì bị đẩy giá gấp đôi so với giá chủ đầu tư đưa ra, bị ràng buộc đủ điều khi ký hợp đồng.
Ông Châu cho biết, nhiều trường hợp khách hàng đã trở thành nạn nhân khi hai doanh nghiệp này chuyển nhượng lại dự án cho doanh nghiệp kia. Khi người dân dọn vào sinh sống thì doanh nghiệp bán dự án quay lại tranh giành các tiện ích như bãi giữ xe, đường nội khu…
Theo luật sư Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch LP Group, khi xảy ra tranh chấp khách hàng luôn bị thua thiệt. Nhiều chủ đầu tư vận dụng sự lỏng lẻo của luật pháp bán căn hộ cho khách hàng thông qua các hợp đồng góp vốn, quyền chọn mua hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh trong khi bản chất là mua bán căn hộ. Khi xảy ra tranh chấp thì đó là tranh chấp dân sự, không thuộc điều chỉnh của luật Kinh doanh BĐS.
Người mua “thờ ơ” thủ tục bảo lãnh dự án
Theo chủ tịch HoREA, một trong những thủ tục hiện nay có rất ít chủ đầu tư tuân thủ đúng là bảo lãnh ngân hàng. Có nhiều dự án giá trị lớn, trong khi bản thân ngân hàng không đủ tiềm lực bảo lãnh nhiều dự án. Trường hợp xảy ra rủi ro, khách hàng là bên đầu tiên chịu thiệt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam (OCB) cho rằng thủ tục bảo lãnh không khó nhưng ngân hàng phải thẩm định cho đúng và số dự án được bảo lãnh chỉ đếm trên đầu ngón tay.
“Ngân hàng chỉ chọn những chủ đầu tư có tiềm lực, tạo dựng được uy tín trên thị trường. Người mua chỉ cần hỏi chứng thư bảo lãnh của dự án muốn mua là có thể yên tâm. Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít người khi mua nhà đã thờ ơ với thủ tục này”, ông Tùng chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, theo ông Ngô Quang Phúc – Phó Tổng giám đốc Him Lam Land, dù chủ đầu tư và ngân hàng thường chủ động thông báo về dự án bảo lãnh nhưng đa số khách hàng lại không quan tâm.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phúc cho rằng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, chủ đầu tư phải có sản phẩm tốt và chính sách phù hợp thì mới được khách hàng lựa chọn. Nhưng để chọn được nơi an cư thích hợp với khả năng, người mua cũng cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản.
Ở khía cạnh khác, các chuyên gia BĐS có cách làm thủ công nhưng vô cùng hiệu quả. Đó là người mua nhà nên tự tìm hiểu tiềm lực cũng như uy tín của chủ đầu tư bằng cách tìm đến dự án đã hoàn thành đi vào sử dụng của doanh nghiệp để tận “mắt thấy tai nghe”.
Theo ông Nguyễn Đào Duy - Phó TGĐ Long Điền Group thị trường BĐS phát triển “nóng sốt” có nguyên nhân do khách hàng thiếu thông tin. Cơ quan quản lý cần công khai tất cả hồ sơ, dữ liệu cụ thể của từng doanh nghiệp, dự án để người mua có cơ sở chọn lựa, tránh những rủi ro khi giao dịch.
Theo Infonet
Làm thế nào để thắng chủ đầu tư khi xảy ra tranh chấp?Nhiều khách hàng băn khoăn nên làm thế nào để giải quyết các tranh chấp với chủ đầu tư? 友情链接
|