Quản lý chất lượng phân bón: Chưa hiệu quả Cần tuân thủ nghiêm túc quy trình công nghệ để đảm bảo chất lượng phân bón |
Tình trạng vi phạm trong sản xuất,ấtlượngphânbónThậtgiảkhólườtop 11 nhà cái uy tín kinh doanh phân bón ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trên thị trường xuất hiện mặt hàng phân bón NPK với hàm lượng thấp nhưng lại đóng bao ghi các hàm lượng hữu hiệu cao hơn, đây chính là loại phân kém chất lượng và cũng có thể được xem là phân bón giả.
6 tháng đầu năm, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang đã trình Chủ tịch UBND tỉnh 4 vụ việc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ việc kinh doanh phân bón giả trên địa bàn.
Trước đó, ngày 13/6/2022, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường Kiên Giang) tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh B.P, địa chỉ xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, do ông Đ.H.P làm chủ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng tiến hành lấy mẫu phân bón NP 20- 20, do Công ty Cổ phần Phân bón P.H (quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) sản xuất. Kết quả thử nghiệm, tất cả các chỉ tiêu đăng ký đều không đạt chất lượng, dưới 70% so với tiêu chuẩn công bố áp dụng đã đăng ký.
Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian |
Tháng 5/2022, Đội Quản lý thị trường số 5 (Cục Quản lý thị trường An Giang) phát hiện ôtô chứa 200 bao (trọng lượng 50kg/bao) phân bón hỗn hợp NPK 16-16-8+TE và NPK 20-20- 15+TE. Tất cả số phân bón trên được sản xuất tại công ty có địa chỉ tại Cụm Công nghiệp TP. Tân An (tỉnh Long An). Theo phiếu kết quả thử nghiệm và trưng cầu kết quả thử nghiệm, có 6 mẫu phân bón chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón và 2 mẫu phân bón giả về giá trị sử dụng (dưới 70%).
Theo ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, nhiều loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chỉ bằng 1/10 loại phân bón khác, trong khi giá bán vẫn xấp xỉ, hoặc thấp hơn từ 200 đến 2.000 đồng/kg so với giá bán phân bón có thương hiệu.
Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại phân bón “nhập nhèm” tên gọi như phân bón trung lượng, vi lượng… khiến các cơ quan quản lý cũng không thể xử lý được. Nhằm hạn chế việc mua phải phân bón kém chất lượng, đồng thời giúp bà con mua được hàng chính hãng, từ tháng 1/2021, Supe Lâm Thao đã cho ra mắt ứng dụng tem thông minh (QR Code) trên bao bì sản phẩm.
Người mua hàng có thể kiểm tra được toàn bộ thông tin về sản phẩm như: Xuất xứ, đơn vị sản xuất, ngày tháng sản xuất của lô hàng. Từ đó, giúp bà con chọn được sản phẩm chính hãng và uy tín. Giải pháp này đã giúp Supe Lâm Thao “chặn đứng” được rất nhiều sản phẩm làm giả, nhái, kém chất lượng sản phẩm NPK của mình.
Đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông tin, phân Kali phải nhập khẩu 100% và cũng là loại bị lợi dụng làm giả, làm nhái nhiều nhất, gây tổn thất nặng nề cho người nông dân do chênh lệch giá giữa hàng thật và hàng giả rất lớn, cách phân biệt đơn giản nhất là cho 7-10 gam Kali vào cốc nước trong. Nếu là phân Kali sunfat thật, sẽ tan hết trong nước, dung dịch có màu trong suốt.
Nếu là hàng giả, có thể không tan hết, để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng. Đối với phân urê, trên thị trường hiện nay, có hai loại phân urê chính là loại hạt trong và hạt đục. Đặc điểm để nhận biết là phân urê thật chỉ có dạng hạt tròn, còn nếu có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh.
Tuy nhiên, vấn nạn làm giả phân bón nhiều nhất là đối với loại phân hỗn hợp NPK nói chung. Loại phân bón này rất khó phân biệt được thật - giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích
Người tiêu dùng nên mua các loại phân bón của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó... |