【kqbd hang nhất anh】Hương bưởi

Cứ như mọi năm thì ba tự đi. Sau vụ tai nạn,ươngbưởkqbd hang nhất anh ba nói: “Già rồi”. Rồi đi đâu thì có người chở. Tôi đi học nước ngoài. Mới về nghỉ tết. Ba chỉ định tôi là tài xế cho buổi hôm nay. Tôi thấy hơi lạ. Mọi hôm chả mấy khi ba nhờ tôi chở đi đâu.

Ba đi thăm tết bác Thịnh. Bạn chiến đấu của ba. Bác Thịnh dưới quê. Nhà tôi khi xưa cũng ở quê, sau này chuyển lên phố. Tôi lớn lên, đi học, rồi tiếp tục đi học. Thấm thoắt đã đến cái đoạn có quyền nghĩ về trước đó với tư cách là “ngày xưa”. Bẵng đi một thời gian không về lại chốn cũ, nhiều thứ với tôi đã thành lạ lẫm. Con đường mới trải nhựa. To và đẹp. Nghe ba bảo do có tập đoàn đầu tư mở khu du lịch sinh thái nên người ta mở đường. Cảm ơn khu sinh thái. Cơ mà, chắc có lẽ, cũng vì nó mà tôi không còn thấy hai hàng phi lao dọc đường nữa. Hồi nhỏ, lũ chúng tôi hay thơ thẩn dưới những hàng phi lao ấy, nhặt quả khô, lá rụng, cành vụn đem về bỏ vào những cái “lò” nặn bằng đất sét, to hơn bàn tay một chút. Chúng tôi nhen lửa. Chụm miệng thổi. Khói phi lao đượm mùi. Nồng nồng sống mũi. Thứ khói và mùi ấy đã sưởi ấm cho bao gương mặt, bàn tay của lũ trẻ quê chúng tôi. “Ba, không thấy phi lao nữa nhỉ?”. Tôi quay ra sau hỏi. “Đoạn này người ta mở đường. Chặt hết rồi”.

Chiếc cub nhẹ êm trên con đường mới. Cuối cùng thì cổng làng đã mở ra trước mắt. Là do ba nói, tôi mới biết. Ngày xưa không có cái cổng tam quan sừng sững này. “Chà, quê hương ngày càng đổi mới, ba nhỉ!”. “Ừ, chứ chẳng lẽ! Các anh đi tây đi tàu, dân quê chúng tôi cũng phải mở mang chứ”. Tôi cười. Con đường dẫn vào làng cũng đổ bê tông chứ không còn là đường đất nữa. Như hiểu được suy nghĩ của tôi, ba nói: “Nông thôn mới đấy. Nhờ nông thôn mới mà làng mình có đường mới”. Ba giỏi thật. Tôi nghĩ. Ông cụ lên phố đã bao năm, nhưng chuyện gì ở quê ba cũng đều rõ. Ba vẫn giữ mối liên hệ rất chặt chẽ với ngôi làng mà mình đã ra đi. Có lẽ những người như ba dù có đi đến phương trời nào cũng giữ sợi dây liên kết nghĩa tình ấy. Chỉ có những người như chúng tôi, bước ra khỏi cửa nhà là đã bị mê hoặc bởi những điều mới lạ. Chúng tôi có tất cả mọi thứ công nghệ tiên tiến và nhanh chóng nhất nhưng rõ ràng là chúng tôi không có được mối thâm tình của những người “sinh ra từ làng”.

Đi trên con đường sạch đẹp của làng, tôi nhớ lại cảm giác bàn chân trần nhảy trên con đường đất tháng mười một se sắt gió. Con đường là sân chơi độc quyền của lũ trẻ con. Ở đó, chúng tôi chơi khăng, đánh đáo, đuổi bắt, trốn tìm… Ở đó chúng tôi cười. Chúng tôi khóc. Chúng tôi khám phá. Thậm chí, có những điều chúng tôi làm đến bây giờ nghĩ lại vẫn còn đỏ mặt. Những trò ngày xưa giờ tôi không còn thấy nữa. Hoặc là những con đường ở phố không thuộc về trẻ con. Hoặc là những trò ấy đã quá lạc hậu rồi. Nhưng tôi chắc là vẫn có nhiều người chung cảm giác tiêng tiếc một điều gì đó đã qua như tôi.

- Anh có nhớ chỗ này không?

Ba hỏi.

- Chỗ này ạ? Nhớ gì hả ba?

- Chỗ này ngày xưa có một cây đa to. Cách đây mấy năm, tự nhiên chết rồi. Phía này hồi ấy là quán nước bà Mão. Chính ở chỗ ấy, anh lấy trộm kẹo chanh, bà Mão đến nhà chửi chúng tôi chả ra gì. Anh nhớ chưa?

Tôi cười. Gật đầu. “Đúng rồi. Con nhớ rồi ạ”. Mặt tôi chắc đỏ lên. Vì tôi thấy má hơi nóng. Nhớ lại chuyện cũ vẫn thấy xấu hổ. “Bà Mão giờ sao ba?”. “Mất rồi. Sau khi cây đa chết không lâu”. “Dạ. Tội nghiệp. Ba nhỉ?”. À, thằng Tùng bạn anh giờ thế nào?”. “Dạ, lâu rồi con không gặp. Nghe bảo ở Hà Nội, làm công ty to lắm”. “Ừ, các anh nứt mắt ra là đi hết. Làng giờ chỉ còn mấy ông bà già sống với nhau. Mà chắc là làng nào cũng vậy rồi”. Ba chép miệng.

Tôi không dám chắc là bây giờ làng nào cũng vậy nhưng có một điều không thể phủ nhận là ở các thành phố lớn những người trẻ từ nơi khác đến không ít. Những đứa trẻ (như tôi), lớn lên, đi học, đi làm và dần càng nhiều người muốn bám trụ lại ở một vùng đất không phải nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Có lẽ, những người ở lại hẳn là không tránh khỏi cô đơn? Nhưng, cũng có rất nhiều người trẻ (không hẳn như tôi), muốn về quê cũng khó. Họ không tìm được việc làm. Họ sợ mất mặt sau nhiều năm trở lại. Họ sợ tàu xe. Hoặc giả họ không còn gì để về. Những người ấy, ở một vùng đất khác, hẳn có lúc cũng không thể không buồn?

“Đến rồi”. “Đến rồi hả ba?”. Tôi hỏi xác nhận. Một căn nhà giản dị. Nhưng lối đi quả là không tệ. Ý tôi đang muốn nói đến hai hàng chè mạn được tỉa rất cẩn thận. Nó khác hoàn toàn với những lối đi dẫn vào nhà ở phố của chúng tôi. Tôi tắt máy, dắt xe theo ba vào trong sân. Tết mà có vẻ yên ắng quá. Tôi tự nhủ. “Bác gái mất hồi năm ngoái”. Ba nói như độc thoại. “Ông Thịnh đâu rồi!”. Phải mất một lúc, một người chân đi cà nhắc mới xuất hiện. “A, bác và cháu mới đến. Quý hóa quá!”.

Sau hồi chúc tết qua lại, giới thiệu tôi, xuýt xoa, chúng tôi ngồi vào bàn trà giữa nhà. Ba tôi thắp nén hương cho vợ người bạn từng vào sinh ra tử với mình. Đoạn ba hỏi: “Thằng Quý năm nay có về không?”. “Ôi dào, vợ chồng chúng nó tít trong Nam, khó về lắm”. “Còn con Linh?”. “Cháu nó mới về hôm cúng ông Táo”. Tôi ngồi yên nghe hai người bạn già nói chuyện. Nghe ba tôi kể, ngày xưa hai cụ cùng đơn vị, chiến đấu mạn Tây Trường Sơn. Ác liệt lắm. Mấy bận tưởng chết. Nhưng không. Chỉ có đồng đội nằm lại còn hai ông vẫn trở về sau cuộc chiến. Có lẽ, những người đã từng cùng nhau đối mặt với cái chết sẽ dễ trở nên thân tình hơn. Bỗng nhiên tôi nghĩ, mình có người bạn nào tâm giao như vậy không nhỉ?

- Này, cái câu đối không chỉnh như vậy mà ông cũng treo được à?

Ba tôi quở. Tôi hơi phật lòng mà không dám nói. Năm mới đến nhà người khác ai lại đi quở trách như vậy. Nhưng bác Thịnh chỉ cười. (Tôi thì không biết như thế nào là chỉnh hay không chỉnh).

- Ôi dào, cái Linh biết tôi thích câu đối, nó mua. Chứ ông bảo tôi chân tay thế này, đi đâu được nữa mà…

- Ừ, cái số ông nó khổ. Cái thời lá tàu bay, lương khô thì không đau. Ngơi bom đạn, chả biết đã ăn được gì sướng miệng chưa mà đã “gút”.

Hai người bạn già cười với nhau. Cơ hồ những nỗi đau thể xác không còn ý nghĩa gì đối với những con người bước ra từ chiến trường.

- Mà, cái Linh đâu?

Tôi cũng có cùng câu hỏi như ba nhưng giữ trong lòng nãy giờ. Hồi nhỏ tôi cũng có vài bận gặp Linh nhưng gương mặt cô gái giờ đã tan biến trong trí óc tôi rồi. Từ dạo chuyển nhà lên phố, tôi chưa gặp lại Linh bao giờ. Không biết bây giờ trông cô ấy ra sao.

- Nó ra mộ mẹ, thắp hương. Chắc cũng sắp về… Đấy! Vừa nhắc thì khéo về. Cháu nó về đấy.

Tôi và ba nhìn theo hướng mắt bác Thịnh. Đấy là “cái Linh” con gái bác Thịnh. Cô gái lễ phép chào mọi người. Ba tôi lại chúc tết. Lại khen. Lại giới thiệu. Các bên chào nhau, chúc nhau qua lại. Tôi có phần hơi mất tự nhiên. Chắc vì người đối diện. “Cả nhà ngồi uống nước. Giờ con xuống chuẩn bị cơm mời cả nhà uống chén rượu đầu xuân ạ”. Tôi ngồi im thin thít. Hai người bạn già gật gật ra dáng rất hài lòng.

- Cái anh này! Sao còn ngồi thừ đấy. Xuống bếp giúp cái Linh một tay đi chứ!

Ba tôi nghiêm mặt. Nhưng sao tôi vẫn thấy mắt ba cười cười.

- Ơ... Dạ!

- Này, cái Linh nhà bác vụng lắm! Cháu xem giúp được thì năm nào cũng về giúp em nó chuẩn bị cơm tết nhé!

Hai người bạn già lại cười. Tôi lúng túng không biết phải trả lời ra sao. Chỉ thấy mặt mình hình như hơi nóng. Phía hông nhà thoảng vào mùi hương hoa nào đó. Tôi đoán bừa là hoa bưởi. Rồi theo đà nhớ luôn cái bài thơ xưa lắc về hai người bạn cuối phố với cánh cửa sổ để hờ. Tôi với Linh cả gần hai mươi năm không gặp, không có hai nhà cuối phố, không biết đến cả cánh cửa sổ nhà nhau nhưng thuở xưa chúng tôi cùng học chung trường làng, cùng lớn lên trên một con đường đất… Từ chốn mộng mơ nào đó, tôi thầm mong sợi dây liên kết những con người lớn lên từ làng sẽ sống dậy trong mỗi người chúng tôi. Dù mong manh thôi nhưng cũng đủ để níu những ai đó đang xa quê có ngày trở lại. Chẳng để làm ǵ. Dù chỉ để thấy mặt mình nóng ran.

Tôi khẽ cười. Ba mình đáo để thật. Rõ ràng là mai mối còn gì. Chắc ba với bác Thịnh đã bàn với nhau rồi. Việc mình chở ba xuống thăm bác Thịnh hôm nay chắc không phải tình cờ. Tôi lại cười. Phía hông nhà vẫn thoảng mùi hương hoa. Lần này, tôi quả quyết đó là mùi hoa bưởi…

Nguyễn Anh Dân