88Point

Từ trước đến nay, rác thải sinh hoạt ở khu v kết quả tây ban nha 2

【kết quả tây ban nha 2】Biến rác thải hữu cơ thành phân bón

Từ trước đến nay,ếnraacutecthảihữucơkết quả tây ban nha 2 rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn chủ yếu được thu gom, xử lý bằng cách chôn lấp, đốt... tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Năm 2018, Đề án “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” được triển khai là một giải pháp hữu hiệu trong bảo vệ môi trường sống ở địa bàn nông thôn.

Ông Nguyễn Văn Vân (trái) ở khu phố 3, phường Tiến Thành (Đồng Xoài) giới thiệu về thùng rác ủ phân bón hữu cơ được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ

Bà Hoàng Thị Phương Thu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tiến Thành cho biết: Sau khi triển khai đề án, chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho 100 cán bộ, hội viên nông dân trong phường nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Theo đó, tập trung tuyên truyền những nội dung cơ bản các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nông thôn, chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ở địa phương. Hội Nông dân phường đã tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý chất thải, nước thải, bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo hiệu quả, đề án đã cung cấp 50 thùng phuy nhựa ủ rác hữu cơ có dung chứa gần 200 lít, đường kính 0,5cm, bên dưới có cánh cửa; 5 xe thu gom rác; 250 gói chế phẩm vi sinh và 15 bộ dụng cụ dọn vệ sinh cho 50 hộ đăng ký tham gia. Đồng thời, hội cũng thành lập ban quản lý thường xuyên giám sát, kiểm tra và đánh giá tiến độ dự án, đôn đốc các hoạt động, kỹ thuật xử lý và phân loại rác thải. 50 hộ dân trên địa bàn phường Tiến Thành tham gia dự án không những góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn mà còn đem lại lợi ích kinh tế từ tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và nhất là cung cấp một lượng phân bón giàu dinh dưỡng trong chăm sóc cây trồng. Các loại cây trồng khi được bón phân hữu cơ này sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, ít bị ký sinh trùng gây bệnh.

Ông Nguyễn Văn Vân (51 tuổi), ngụ khu phố 3, phường Tiến Thành cho biết: Sau khi được hướng dẫn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón, tôi đã thực hành và kết quả mang lại rất tốt. Từ đó, gia đình tôi gom hết rác thải hữu cơ như vỏ trái cây, thức ăn thừa, rau, củ, quả... cho vào thùng rác. Khi rác dày gần 30cm, tôi cho tỷ lệ men vi sinh phù hợp trộn vào để ủ thành phân bón. Từ khi thực hiện đề án, gia đình tôi đã thay đổi thói quen vứt rác thải sinh hoạt ra vườn, vừa đảm bảo vệ sinh lại tạo cảnh quan sạch đẹp cho gia đình và tiết kiệm chi phí vận chuyển rác thải, cũng như mua phân bón chăm sóc cây trồng trong vườn.

Cụ Nguyễn Văn Hợi (74 tuổi) ở khu phố 5, phường Tiến Thành, cho hay: Thực hiện “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” rất có lợi. Trước đây, mỗi lần có rác thải sinh hoạt, gia đình tôi đem chôn lấp; các loại cây trong vườn như mít, bưởi, cam... bị sâu bệnh rơi rụng xuống vườn vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Từ khi sử dụng thùng rác ủ phân bón hữu cơ, gia đình đã thu gom, phân loại và xử lý các loại rác, đồng thời sử dụng men vi sinh ủ làm phân bón cho cây trồng trong vườn. Vườn cây ăn trái và rau xanh của gia đình tôi nhờ đó phát triển tốt hơn, ít bị sâu bệnh phá hoại, không tốn tiền mua phân bón mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành.

Sau một thời gian thực hiện “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” ở phường Tiến Thành đã giảm 80-90% lượng rác thải hữu cơ phải chôn lấp hoặc thu gom, xử lý, tận dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân từ việc xử lý chuyên nghiệp rác thải xung quanh gia đình, đường làng, ngõ hẻm... vì một môi trường xanh.

Cẩm Liên

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap