【al-nassr đấu với shabab al-ahli】Làm thế nào để không mất tiền oan vào “đa cấp ma”?

Quảng Ninh: Phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm và cảnh báo về các hoạt động kinh doanh đa cấp "Điểm mặt" 6 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sẽ bị thanh,àmthếnàođểkhôngmấttiềnoanvàođacấal-nassr đấu với shabab al-ahli kiểm tra

Hoạt động kinh doanh đa cấp “chui” bất chấp pháp luật

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng được thừa nhận bởi pháp luật Việt Nam. Đó là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Theo đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới. Trong đó, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được kinh doanh đối với mặt hàng hàng hóa, phải đăng ký hợp pháp và chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, một số tổ chức hoạt động biến tướng hoặc chưa được cấp phép đã lén lút hoạt động. Những đơn vị này đều dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều người để lôi kéo, kêu gọi các thành viên tham gia mạng lưới đa cấp phi pháp.

Chính vì thế, không ít cơ quan chức năng các địa phương đã đưa ra những cảnh báo công khai, về các trường hợp có dấu hiệu hoạt động kinh doanh đa cấp không phép hoặc biến tướng để người dân biết và phòng tránh.

Làm thế nào để không mất tiền oan vào “đa cấp ma”?
Cơ quan Công an cảnh báo hoạt động đa cấp không phép của V.H, với mức thưởng hoa hồng theo tỷ lệ % và theo cấp bậc

Mới đây, Công an tỉnh Bắc Giang vừa khuyến cáo người dân cảnh giác với hoạt động kêu gọi đầu tư, huy động vốn của V.H. Theo đó, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xuất hiện hoạt động kêu gọi đầu tư vào hệ thống có tên gọi là V.H, (được giới thiệu là của tập đoàn V.H), kêu gọi người tham gia góp tiền đầu tư cho tập đoàn để thuê tàu biển kinh doanh.

Cụ thể, người muốn tham gia truy cập vào trang web hoặc tải ứng dụng trên điện thoại. Sau đó, người tham gia sẽ đăng ký tài khoản trên nền tảng trên (hệ thống sẽ yêu cầu cung cấp thông tin về số điện thoại, ảnh chụp căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân), kiếm tiền thông qua 2 phương thức gồm: Thứ nhất, nạp tiền vào hệ thống và mua 11 gói đầu tư để hưởng lãi suất rất cao, từ 0,8% - 1,6%/ ngày (tương đương 24% - 48%/tháng). Thứ hai, phát triển đội nhóm, hệ thống, tăng cấp độ “VIP” bằng cách giới thiệu thêm người tham gia và nhận “hoa hồng” cho người giới thiệu.

Theo cơ quan chức năng, đối với hoạt động kêu gọi đầu tư trên ứng dụng điện thoại của V.H được quảng cáo với mức lãi suất lên tới 24% - 48%/tháng, thực tế thì khó có hoạt động sản xuất, kinh doanh nào có thể mang lại lợi nhuận cao như vậy. Chính vì thế, nhiều khả năng đây là huy động vốn, kêu gọi đầu tư sau đó dùng tiền của người tham gia sau để chi trả cho người trước. Cùng với đó, ứng dụng trên điện thoại của V.H chưa được cấp phép hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi thực hiện việc giới thiệu thành viên vào hệ thống.

Ngoài thông tin cảnh báo có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp nêu trên, trước đó trên địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt tại các địa phương có nhiều trường cao đẳng, đại học, các khu công nghiệp có đông sinh viên, công nhân, người kém hiểu biết dính vào bẫy kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép.

Những đối tượng này thường dễ dàng bị dụ dỗ tham gia mạng lưới, thậm chí bỏ nhiều thời gian và đam mê trong các buổi tọa đàm, “chém gió”, với những viễn cảnh kiếm tiền dễ dàng, thu nhập cao, cơ hội thăng tiến thần tốc... Thế nhưng, kết cục chung của những “con mồi” này đều là bị “móc túi” nhiều tiền để mua sản phẩm và cuối cùng là bị chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác để không mắc bẫy "đa cấp ma"

Trong những năm qua, các lực lượng chức năng đã thực hiện hàng loạt các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, áp dụng những biện pháp xử lý nghiêm minh, qua đó đã góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cũng không thể phủ nhận, nhiều người dân đã tìm hiểu và có những kiến thức cơ bản và cảnh giác trước việc kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép. Thế nhưng, đi đôi với đó cũng không ít người vẫn dính vào cạm bẫy của nó. Vậy, nguyên nhân vì sao lại xảy ra tình trạng trên?

Có thể thấy, kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép thường đánh vào lòng tham của con người, đó là muốn kiếm tiền và làm giàu nhanh, nhưng không phải bỏ nhiều công sức. Đối tượng chính của kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép là bộ phận giới trẻ là học sinh, sinh viên, người lao động nghèo, người cao tuổi kém hiểu biết pháp luật. Những người này thường có khát khao kiếm được nhiều tiền với tư tưởng “việc nhẹ, lương cao” hoặc dễ bị dụ dỗ lôi kéo rơi vào bẫy.

Theo các chuyên gia pháp lý, để phòng, chống rơi vào kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép, mỗi người tham gia cần chủ động tìm hiểu kỹ để tự trang bị những kiến thức và hiểu biết đầy đủ về kinh doanh đa cấp trước khi tham gia vào bất kỳ một mạng lưới nào. Bên cạnh đó, người dân cần đề cao cảnh giác và tránh xa mô hình bán hàng đa cấp được quảng cáo có mức thu nhập “khủng”, hay những lời hứa “trên trời” của các tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, người tham gia cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp đa cấp trước khi trở thành "chân rết" của mạng lưới, trên các tiêu chí như giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, doanh nghiệp đã từng có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hay chưa,…

Bên cạnh đó, người tham gia cũng cần lưu ý phương thức bán hàng của doanh nghiệp định tham gia. Phương thức để nhận biết đó là, mọi loại hình dịch vụ hoặc các hình thức kinh doanh khác như hợp tác đầu tư, huy động vốn... không được tiến hành kinh doanh theo phương thức đa cấp, trừ những trường hợp được pháp luật quy định rõ.

Ngoài ra, người tham gia cần tìm hiểu kỹ chương trình trả thưởng, hoa hồng của doanh nghiệp. Theo đó, hoa hồng lợi ích người tham gia chỉ có được khi bán hàng hóa và không phải từ việc lôi kéo dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới đa cấp. Theo quy định của pháp luật, tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong một năm quy đổi thành tiền, không được vượt quá 40% doanh thu trong năm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Đây là những vấn đề người tham gia cần đặc biệt lưu tâm.

Trong trường hợp người tham gia không may bị lợi dụng vì bán hàng đa cấp bất chính, thì cần liên hệ với doanh nghiệp để lấy lại tài sản hoặc các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Đó là về phía người tham gia hoạt động đa cấp, còn đối với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, cần phát hiện nhanh chóng những hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép và có biện pháp quản lý chặt chẽ, đồng thời cảnh báo kịp thời cho người dân biết để phòng, tránh.

Hơn ai hết, để bảo vệ tài sản của mình, người tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và hết sức tỉnh táo trước “cạm bẫy” hấp dẫn của kẻ lừa đảo.