Doanh nghiệpnội “ngược sóng”
Từ đầu những năm 90 đến nay,ànhkínhxâydựngViệtNamDoanhnghiệpnộilàmchủsânnhàkết quả bremen ngành kính xây dựng Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ trung bình từ 10 – 15%/năm và trình độ công nghệ cũng không hề thua kém so với thế giới. Không những thế, các Doanh nghiệp cũng có nhiều nỗ lực tiết giảm tối đa chi phí sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.
Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, đến ngày 31/10/2020, tình hình tiêu thụ một số sản phẩm vật liệu xây dựng cụ thể: lượng xi măng tiêu thụ đạt 74 triệu tấn, sứ vệ sinh đạt 12,8 triệu sản phẩm, đá ốp lát đạt 12 triệu m2, gạch ốp lát đạt 452 triệu m2… Đặc biệt, riêng vật liệu kính xây dựng thì mức tiêu thụ đạt tới 171 triệu m2.
Dự ánEco Green Sài Gòn tại quận 7 đã sử dụng kính hộp Solar Control T45 xám và kính dán của Công ty kính nổi Viglacera |
Nói riêng về ngành kính xây dựng, một số chuyên gia trong ngành cho rằng, thị trường kính xây dựng tại Việt Nam hiện tại rất đa dạng và phong phú. Từ chủng loại đến kích thước, giá cả, nơi sản xuất… thậm chí là cả chất lượng.
Cụ thể, những loại kính thường được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay như: Kính trắng, kính màu, kính phản quang, kính solar control, kính low-e… Nguyên do bởi kính xây dựng là vật liệu có nhiều ưu điểm vượt trội như: trong suốt, cho ánh sáng truyền qua nhưng ngăn các tia gây hại, tạo vẻ hiện đại cho công trình, độ bền cao và giá thành hợp lý.
“Nhu cầu sử dụng các loại vật liệu cao cấp, đặc biệt là sản phẩm sau kính đã trở thành một vật liệu được ưa chuộng, thông dụng trong xây dựng và trang trí nội thất. Nhiều doanh nghiệp trong nước hoạt động về lĩnh vực này ra đời trong những năm gần đây đã gặt hái nhiều thành công và đang hướng tới thị trường xuất khẩu”, đại diện Hiệp hội kính và thủy tinh Việt Nam chia sẻ.
Theo lý giải của Hiệp hội kính và thủy tinh Việt Nam, công nghệ sản xuất tương đương nhau, thậm chí nhiều nhà máy của doanh nghiệp trong nước có công nghệ tiên tiến hơn hẳn; nếu cộng thêm cả chi phí vận chuyển và tính đúng, tính đủ thuế suất áp cho các chủng loại hàng hoá thì dù giá nhiên liệu thấp hơn, chắc chắn giá bán của họ tại Việt Nam cũng không thể đánh tụt quá thấp.
“Doanh nghiệp trong nước ta hiện rất mạnh, mạnh về điều kiện tài chính, mạnh về quyết định đầu tưvà lựa chọn công nghệ... nên sản phẩm kính của chúng ta đang có cơ hội phát triển rất lớn. Chưa kể, chúng ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn và phong phú, có thể khai thác để biến thành những sản phẩm chất lượng cao, kỹ thuật cao, xuất khẩu đi các nước trên thế giới”, ông Lê Văn Thọ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam nói.
Hướng đến yếu tố xanh
Theo các chuyên gia trong ngành, việc sử dụng các loại kính tiết kiệm năng lượng, cho phép ánh sáng truyền qua nhưng giảm thiểu tối đa nhiệt đi vào nhà đang là xu hướng hiện nay trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Nắm bắt được xu hướng tất yếu của thị trường, Công ty kính nổi Viglacera là đơn vị đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á đã đưa dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng bằng công nghệ phủ mềm của CHLB Đức vào hoạt động, với công suất 2,3 triệu m2/năm, sản phẩm đã được điểm định đạt tiêu chuẩn châu Âu EN 1096:2012.
Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao và hướng đến yếu tố xanh cho các công trình |
Dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng Viglacera là dự án công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2015 có quy mô 5 triệu m2/năm. Dự án được đầu tư qua 2 giai đoạn, theo đó giai đoạn 1 đầu tư dây chuyền sản xuất 2,3 triệu m2/năm, tại khu sản xuất Tân Ðông Hiệp, tỉnh Bình Dương bằng công nghệ được chuyển giao từ Tập đoàn Von Ardenne GmbH của Đức.
Sau khi đi vào vận hành Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đưa ra thị trường 2 dòng sản phẩm Low-E và Solar Control. Các sản phẩm này có cấu trúc điển hình gồm từ 5 đến 8 lớp phủ, có thể ngăn đến 99% tia UV và 79% năng lượng mặt trời và giúp tiết kiệm 51% chi phí điện năng cho hệ thống điều hòa nhiệt độ.
Trưởng Bộ phận Kỹ thuật Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng Viglacera cho biết, kính Solar Control là kính được phủ các lớp phủ hợp kim Titan, Crom, Niken và lớp phủ Ceramic chống ăn mòn nên có thể sử dụng ở dạng đơn lớp mà không ảnh hưởng đến độ bền của lớp phủ. Kính Solar Control có khả năng ngăn cản năng lượng từ bức xạ mặt trời lên tới 79% và đặc biệt với những tia cực tím, khả năng ngăn cản lên tới 99%.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa kính Solar Control và kính Low E Viglacera là sự hiện diện của lớp bạc (Ag) nguyên chất, có chiều dày được tính bằng đơn vị nanomet, trong hệ thống cấu trúc lớp phủ. Bạc (Ag) là một loại vật liệu có khả năng phản xạ cao với độ phát xạ thấp trong vùng bước sóng hồng ngoại nên lớp phủ Ag có tính năng chống thất thoát nhiệt giữa hai môi trường rất tốt.
Vào mùa đông, khi hệ thống sưởi ấm hoạt động, nhiệt độ không gian bên trong tòa nhà cao hơn môi trường bên ngoài, lượng nhiệt này sẽ có xu hướng thoát ra môi trường xung quanh để cân bằng năng lượng. Khi sử dụng vách kính trắng thông thường sẽ có một lượng nhiệt lớn thất thoát ra bên ngoài. Ngược lại, nếu sử dụng vách kính Low-E các tia hồng ngoại phát ra từ bên trong phòng truyền tới bề mặt kính Low-E sẽ bị phản xạ ngược lại, giúp ổn định nhiệt độ trong phòng.
Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera là sản phẩm công nghệ cao, bề ngoài nhìn giống kính xây dựng bình thường nhưng tính năng và hiệu quả khi sử dụng thì khác biệt hoàn toàn. Trước đây, sản phẩm này phải nhập hoàn toàn từ nước ngoài nhưng nay đã có thể sản xuất trực tiếp trong nước.
“Về công tác chuẩn bị thì sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng mang thương hiệu Viglacera đã sẵn sàng cho cuộc chơi hội nhập, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, công nghệ cũng như chất lượng quốc tế. Nhưng mục tiêu mà lãnh đạo công ty hướng đến trước mắt là mang lại lợi ích và tính an toàn cho chính người sử dụng trong nước”, đại diện Công ty Kính nổi Viglacera cho biết.