Trung Quốc long trọng kỷ niệm 70 năm Quốc khánh | |
Thêm cơ hội xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc | |
Chi 49 tỷ USD nhập khẩu hàng Trung Quốc,ươngmạivớiTrungQuốcđạtgầntỷlunds bk tăng hơn 7 tỷ so với 2018 |
Tổng quan kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc năm 2018 và 8 tháng đầu năm 2019, đơn vị "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình. |
Việt Nam nhập siêu 25 tỷ USD
Trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Quốc gia láng giềng này là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn và là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) của Việt Nam.
Cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan, hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước đạt gần 73 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,89 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
8 tháng qua, riêng thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 13,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các nhóm hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Trung Quốc có thể kể đến như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; hàng nông sản…
Đáng lo ngại là các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều gặp khó ở thị trường Trung Quốc trong những tháng đầu năm nay.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm chỉ đạt 3,16 tỷ USD, giảm tới 24,2% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) chỉ đạt 3,81 tỷ USD, giảm 10,4%...
Trong khi nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta sang Trung Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chỉ tăng 7,6%, kim ngạch đạt 5,59 tỷ USD.
Khác với chiều hướng tăng trưởng âm của xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu những tháng qua từ thị trường Trung Quốc ở mức rất cao.
Với tổng kim ngạch đạt tới 49 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ lên đến 17,7% và Trung Quốc đang chiếm đến 29,5% tổng kim ngạch nhập của Việt Nam trong cùng thời điểm.
Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam có trong “rổ” thống kê của Tổng cục Hải quan được công bố định kỳ đều có sự xuất hiện của hàng hóa Trung Quốc.
Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng lớn nhất với kim ngạch lên đến 9,38 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2018.
Ngoài ra, còn nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 7,95 tỷ USD; vải hơn 5 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện hơn 4,95 tỷ USD; sắt thép hơn 2,45 tỷ USD…
Như vậy, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có sự chênh lệch lớn với con số nhập siêu của Việt Nam lên đến hơn 25 tỷ USD chỉ trong 8 tháng đầu năm nay.
Với kim ngạch bình quân hơn 9 tỷ USD/tháng trong 8 tháng đầu năm và với tốc độ tăng trưởng hiện nay, nhiều khả năng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ năm thứ 2 liên tiếp đạt mốc hơn 100 tỷ USD.
Đối tác 100 tỷ USD đầu tiên
Trong lịch sử quan hệ ngoại thương của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD. Dấu mốc này được thiết lập vào năm ngoái.
Cụ thể, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,268 tỷ USD tăng 5,864 tỷ USD so với năm 2017, với tốc độ tăng trưởng 16,6%.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia láng giềng này là 65,438 tỷ USD tăng 6,846 tỷ USD, tương đương tăng trưởng gần 11,7%.
Như vậy, tổng quy mô kim ngạch thương mại của 2 nước đạt 106,706 tỷ USD, tăng 12,71 tỷ USD so với một năm trước đó.
Năm ngoái, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,23% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhập khẩu cả nước.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại trong nhiều năm qua là mức thâm hụt thương mại của nước ta với Trung Quốc vẫn ở mức cao.
Năm 2018, Việt Nam nhập siêu hơn 24 tỷ USD từ Trung Quốc, thêm khoảng 1 tỷ USD so với năm 2017.