【bsport bong da】Thầy Minh Niệm: Mọi thứ của chúng ta rồi sẽ tàn phai, chỉ có tình thương ở lại

Diễn giả,ầyMinhNiệmMọithứcủachúngtarồisẽtànphaichỉcótìnhthươngởlạbsport bong da thiền sư Minh Niệm, linh hồn của buổi Talkshow.

Mạch nguồn sự sống

Vừa qua, trong không gian an lành, ấm áp tình người, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kết hợp với diễn giả - thiền sư Minh Niệm tổ chức chương trình Talkshow và âm nhạc chữa lành, chủ đề Chỉ tình thương ở lại.

Đây là hoạt đồng nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam vận động triệu tấm lòng yêu thương, ngàn mái nhà hạnh phúc cho đồng bào nghèo tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc.

Với mục đích lan tỏa năng lượng tích cực, xây dựng cộng đồng nhân ái, chương trình có sự tham gia của diễn giả Minh Niệm cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Phạm Thu Hà, Văn Mai Hương, Hồng Đào, Quốc Khánh, Vân Trang, Huỳnh Đông, Phạm Anh Duy, Hồ Tiến Đạt…

Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chia sẻ: “Trong không gian giao hòa, thanh tịnh giữa lòng thành phố nghĩa tình, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đồng hành cùng diễn giả Minh Niệm thực hiện dự án Chỉ tình thương ở lại, truyền cảm hứng tích cực, xây dựng cộng đồng nhân ái, vận động xây dựng 1000 mái ấm, sinh kế cho đồng bào miền biên viễn”.

Với tinh thần ấy, xuyên suốt chương trình, tầm quan trọng của tình yêu thương giữa con người với con người được diễn giả Minh Niệm phân tích, chia sẻ thông qua những câu chuyện, ca khúc, trích đoạn kịch ấm áp tình người.

Thầy khẳng định, tình thương chính là mạch nguồn của sự sống.

Thiền sư Minh Niệm khẳng định, tình thương chính là mạch nguồn của sự sống. Hơn thế, nhu cầu yêu thương, được yêu thương của con người rất lớn.

Ngoài việc mưu sinh, theo đuổi những lý tưởng cao đẹp, con người có 2 nhu cầu rất cơ bản là được thương yêu và được công nhận.

Khi soi rọi vào những người bị tổn thương, các nhà chữa lành nhận thấy, hầu hết những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực… đều do thiếu tình thương yêu.

Họ là những người có thể không được thương yêu đầy đủ, không được chăm sóc, sẻ chia hoặc bị bỏ rơi, bạo hành, khinh thường trong thời thơ ấu. Những thương tổn đó in hằn trong tâm và kéo dài cho đến khi họ có gia đình, địa vị trong xã hội để rồi đôi khi họ thấy chênh vênh, bất ổn tâm lý.

Cũng theo thầy, tình thương cũng như một hạt giống, một cái cây trong mỗi chúng ta. Nếu không được chăm sóc đủ đầy, thường xuyên, cây thương yêu ấy sẽ héo tàn, khô cằn, trụi lá.

Tuy nhiên, làm sao để chăm sóc “cây yêu thương” khi đang sống trong một cuộc sống vội vã, nhiều áp lực như hiện nay là điều không dễ dàng. Để làm điều này, trước tiên, con người cần phải ý thức mỗi chúng ta luôn có 2 trách nhiệm, bổn phận phải thực hiện song song là mưu sinh và chăm sóc “cây tình thương”.

“Chúng ta đầu tư cho việc mưu sinh bao nhiêu thì cũng cần phải chăm sóc nhu cầu thương yêu nhiều bấy nhiêu. Khi cuộc sống càng áp lực, bận rộn, con người cần phải rèn luyện để mình giỏi hơn, để có thể nắm được hai trách nhiệm trên cùng một lúc”, thầy Minh Niệm chia sẻ.

Ca sĩ Văn Mai Hương hát hai ca khúc giàu tính chữa lành

Những chia sẻ của thầy như lắng đọng lại trong tiếng hát của Văn Mai Hương với ca khúc Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Phạm Anh Duy với Nhìn những mùa thu đi. Bài hát đem lại sự bình yên, sâu lắng cho khán giả trước khi tiếp tục nghe thầy Minh Niệm chia sẻ về nguyên nhân khiến người trẻ dễ rơi vào hoàn cảnh chênh vênh, lạc lối trong cuộc sống.

Thầy Minh Niệm cho rằng, cây tình thương cần được nuôi dưỡng bằng chất liệu quan trọng là sự cho đi, sự hiến tặng. Thế nhưng, hiện nay vì mưu sinh, nhiều bậc cha mẹ lại không làm tốt được điều này.

Ca sĩ trẻ Phạm Anh Duy tại chương trình.

Ngoài ra, người trẻ hiện nay cũng là nạn nhân của công nghệ tiên tiến. Những hấp dẫn từ mạng xã hội tách họ ra khỏi đời sống một cách dễ dàng. Các em không còn thấy được tầm quan trọng của việc có mặt của các thành viên trong gia đình.

Tuy vậy, thầy khẳng định người trẻ nào cũng có những hạt giống từ ái bên trong tâm hồn. Chỉ cần người lớn tạo ra môi trường phù hợp, kiên nhẫn chăm sóc, tưới tắm hạt giống ấy sẽ nảy mầm, đơm hoa kết trái.

Thầy Minh Niệm, MC Quốc Khánh giao lưu với ca  sĩ - nhạc sĩ Hồ Tiến  Đạt và  đạo diễn Tùng Phi.

Chỉ tình thương ở lại

Trong chương trình, 2 bài thơ do thầy Minh Niệm sáng tác đã được đạo diễn Tùng Phi chuyển thể thành 2 trích đoạn kịch nói.

Phần hóa vai của diễn viên Vân Trang, Huỳnh Đông trong việc tái hiện câu chuyện 2 vợ chồng bác sĩ vì quá đam mê công việc mà quên đi tình yêu thương gia đình khiến người xem không khỏi xúc động.

Tiếp tục với chủ đề vì sao cần phải có sự yêu thương trong cuộc sống, thiền sư Minh Niệm cho rằng, mỗi chúng ta không phải là cá thể có thể tồn tại độc lập. Ngược lại, muốn tồn tại trong xã hội, chúng ta phải có sự nương tựa qua lại với các yếu tố khác, cá nhân khác.

Nghệ sĩ Hồng Đào, Thuận Nguyễn cũng lấy đi nước mắt xúc động của khán giả khi hóa vai hai mẹ con có nhiều tổn thương tâm lý.

Do đó, việc chúng ta cho đi, hiến tặng có thể xem là một trách nhiệm bình thường. Có thể nói hiến tặng chính là một phần của đời sống mỗi con người.

Thầy phân tích: “Cây tình thương muốn lớn lên cần có sự hiến tặng, sẻ chia và sự nâng đỡ. Con người có 3 cấp độ hạnh phúc gồm: hài lòng, bình an đến từ bên trong và chia sẻ. Cấp độ cao nhất của hạnh phúc không phải là một mình ta chơi vơi trên đỉnh cao danh vọng.

Ngược lại, hạnh phúc cao nhất của con người đó là khi ta sẻ chia được giá trị của mình với những người xung quanh, làm cho họ có được hạnh phúc như bản thân mình. Như vậy, hạnh phúc của mình sẽ phủ khắp muôn nơi chứ không bó hẹp trong một hình hài bé nhỏ, không gian nhỏ hẹp nữa”.

Hồ Tiến Đạt hát ca khúc chủ đề của chương trình - Chỉ tình thương ở lại.

Tham gia chương trình, nghệ sĩ Hồng Đào và diễn viên Thuận Nguyễn cũng đặc biệt thành công khi diễn tả những tổn thương tâm lý của 2 mẹ con khi người mẹ luôn cố ép con sống theo suy nghĩ, mong muốn của mình.

Đoạn kịch ngắn khép lại với hình ảnh người mẹ buông bỏ nỗi đau tâm hồn, dùng tình thương, sự bao dung của mình để chữa lành thương tổn cho cậu con trai. Vở kịch ngắn đọng lại trong tâm hồn người xem là sự bao dung và tha thứ của người mẹ.

Đó cũng là điều thiền sư Minh Niệm muốn gửi gắm đến người xem. Thầy nhắc lại lời dạy của Đức Phật: "Đem nắm muối bỏ vào cốc nước nhỏ, cốc nước mặn chát không uống được. Cũng đem nắm muối như vậy bỏ vào dòng sông, nước sông vẫn có thể uống được, không đổi thay”.

Ca sĩ Phạm Thu Hà gây ấn tượng mạnh cho khán giả bởi giọng hát mượt mà, sâu lắng.

Nếu chúng ta đủ rộng lớn, đủ bao dung để làm nhạt đi những khổ đau từ cuộc đời, ta sẽ có bình yên. Tham gia Talkshow và thể hiện 3 ca khúc, ca sĩ Phạm Thu Hà cho biết, chị luôn mong muốn vươn đến sự bao dung.

Chị tâm sự: “Mọi người luôn thấy tôi hay cười. Bởi tôi luôn muốn mang đến niềm vui cho mọi người, kể cả những người làm mình tổn thương. Trước đây, khi chưa tu tập, chưa biết đến thầy Minh Niệm, tôi cũng gặp khó khăn trong việc tha thứ.

Tuy nhiên, sau những đổ vỡ và tu tập, tôi đã có thể tha thứ và thương người hơn. Thầy Minh Niệm dạy rất nhiều điều, nhưng tôi luôn tâm niệm: “Tất cả sẽ tàn phai, chỉ tình thương ở lại. Những gì cho hôm nay, sẽ theo nhau mãi mãi”, để thương yêu, tha thứ cho mọi người, kể cả người làm tổn thương mình.

Bây giờ, câu thơ ấy như kim chỉ nam của tôi. Tôi luôn mong muốn cho đi, chia sẻ với cộng đồng, với những người tôi yêu thương và yêu thương tôi. Đó là hạnh phúc và bình yên của tôi”.

Tất cả sẽ tàn phai, chỉ tình thương ở lại... là kim chỉ nam trong cuộc sống của nữ ca sĩ.

Trước khi buổi Talkshow chất chứa năng lượng tích cực, an lành khép lại bằng ca khúc Khát vọngdo ca sĩ Phạm Thu Hà thể hiện, diễn giả Minh Niệm thừa nhận, thầy cũng có những khoảnh khắc chùn bước khi thấy phía trước có quá nhiều khó khăn.

Tuy vậy, thầy vẫn không ngừng khát vọng chữa lành, đem hạnh phúc, tình thương đến với mọi người. Thầy bày tỏ: “Tôi không cho phép mình gục ngã vì biết tình thương cộng đồng vẫn còn ở đó, những con người có trái tim giàu lòng nhân ái còn hiện hữu. Chỉ cần mình kết nối với họ, cùng nhau chung sức thì sẽ giúp đỡ được nhiều mảnh đời, tâm hồn còn nhiều khổ đau.

Phạm Thu Hà gửi tặng thiền sư Minh Niệm bức tranh do chính tay mình thực hiện chứa đựng thông điệp bao dung.

Tôi luôn nhắc nhớ mình rằng rồi thì tất cả cũng sẽ tàn phai. Mình đến cuộc đời này cũng không quá 100 năm nên làm sao cho hành trình này thật sâu sắc, ý nghĩa.

Tên tuổi hay tất cả những gì mình tạo ra trong cuộc đời này rồi cũng sẽ theo thời gian mà bị quên lãng, tàn phai. Chỉ có tình nhân ái, tình yêu thương, những nâng đỡ cho tâm hồn thương tổn… là còn mãi mãi”.