【kqbd giao hữu hôm nay】Nhiệm vụ tài chính
Chuyển biến tích cực nhưng còn chậm
Tại Hội thảo Cộng đồng Hành nghề ngân sách (B-CoP) với chủ đề “Cơ cấu lại ngân sách đảm bảo an toàn,ệmvụtàichíkqbd giao hữu hôm nay bền vững cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”, do Bộ Tài chính Việt Nam cùng phối hợp với Ban Thư ký PEMNA, WB tổ chức tại từ ngày 29- 31/3 tại Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đã chia sẻ những kết quả đạt được trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài; ngân sách của Việt Nam những năm qua và khó khăn, thách thức đang phải đối mặt; cũng như bày tỏ những quan tâm của Việt Nam mong nhận được từ PEMNA trong thời gian tới.
Thời gian qua, cùng với việc tiếp tục đổi mới sâu rộng nền kinh tế theo định hướng thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực tài chính - ngân sách của Việt Nam đã có những bước chuyển lớn. “Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về thu - chi NSNN từng bước được hoàn thiện theo định hướng thị trường, công khai, minh bạch, tiếp cận với thông lệ”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Qui mô thu NSNN bình quân đạt 23,6% GDP giai đoạn 2011- 2015, tăng gần 2 lần so với giai đoạn 2006- 2010 và tăng hơn 5 lần giai đoạn 2001- 2005. Cơ cấu thu ngân sách chuyển dịch tích cực, vai trò chủ đạo của NSNN trung ương được bảo đảm.
Bên cạnh đó, qui mô chi ngân sách giai đoạn 2011- 2015 là 29,4% GDP, gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006- 2010. Cơ cấu chi ngân sách phù hợp với chủ trương, định hướng cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên chi đầu tư cho con người, phát triển hệ thống an sinh xã hội và cải cách lương, thực hiện các nghĩa vụ trả nợ đến hạn.
Thực hiện tốt nhiệm vụ thu - chi NSNN góp phần quan trọng duy trì đà tăng trưởng kinh tế hợp lý; thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; xử lý các vấn đề về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải cũng cho biết: Bên cạnh những mặt tích cực, cơ cấu thu – chi ngân sách cũng dần bộc lộ các hạn chế về tính cân đối, bền vững và khả năng chống đỡ các cú sốc trong và ngoài nước. Quy mô thu ngân sách so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) giảm nhanh, trong khi nhu quy mô chi ngân sách vẫn ở mức cao. Bội chi một số năm vượt ngưỡng cho phép. Nợ công tăng nhanh.
Mặt khác, bàn về các quỹ tài chính ngoài ngân sách, Thứ trưởng đánh giá: Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam những năm qua còn khó khăn, các quỹ tài chính ngoài ngân sách đã tập trung thêm được các nguồn lực tài chính thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, giảm gánh nặng cho NSNN.
Thông qua hoạt động của các quỹ đã giúp tăng cường các hoạt động hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ; thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội; hỗ trợ giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý hoạt động của các quỹ ngoài ngân sách hiện nay còn nhiều tồn tại, cần khắc phục, như: Việc thành lập nhiều quỹ làm phân tán nguồn lực của Nhà nước; nhiều quỹ được thành lập nhưng trùng lắp về mục tiêu; hoạt động của quỹ chưa hiệu quả, phân tán; quản lý thiếu chặt chẽ chưa đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra, việc kiểm tra, giám sát còn hạn chế.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm với Bộ Tài chính. Ảnh: Minh Tân |
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngân sách
Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, thách thức nêu trên, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu NSNN.
“Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng trong khi tình hình kinh tế - chính trị thế giới diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn hạn chế về trình độ phát triển và sức cạnh tranh... Do đó, vấn đề cấp thiết là phải tiếp tục cơ cấu lại NSNN, hỗ trợ hiệu quả cho việc hình thành một môi trường kinh tế cạnh tranh, đồng thời tạo dư địa tài khóa phù hợp để điều tiết nền kinh tế, ứng phó kịp thời với các biến động trong và ngoài nước, đảm bảo an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia...”- Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải nhấn mạnh.
Theo đó, nhiệm vụ sẽ tập trung phát triển hệ thống thu - chi đồng bộ, theo định hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong trung, dài hạn và hằng năm; hướng tới cơ cấu thu - chi cân đối, bền vững; bảo đảm huy động hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính- ngân sách...
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tăng cường hiệu quả quản lý quỹ ngoài ngân sách thông qua việc tiếp tục rà soát lại khung khổ pháp lý quản lý quỹ ngoài ngân sách theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản pháp quy khác;
Đồng thời rà soát toàn diện các quỹ tài chính ngoài ngân sách theo chỉ thị về vấn đề này; tăng cường giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ; qua đó, tiếp tục cơ cấu lại các quỹ hoạt động chưa hiệu quả, cơ cấu lại các quỹ có nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với nhiệm vụ của NSNN,…nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia./.
Bộ Tài chính Việt Nam đánh giá cao sáng kiến của WB, Chính phủ Hàn Quốc và các tổ chức liên quan về việc thiết lập PEMNA với mục tiêu hình thành một mạng lưới đồng nghiệp bền vững cho các cán bộ tham gia công tác quản lý tài chính công ở mỗi các quốc gia thành viên. Diễn đàn này thực sự là cơ hội tốt để các quốc gia thành viên chia sẻ, trao đổi và học tập lẫn nhau về những kinh nghiệm trong cải cách quản lý tài chính công, cũng như phân tích những thách thức chung phải đối mặt, thống nhất giải pháp để cùng nhau phát triển. |
Tố Uyên