Nguồn cung giảm dần,ếthếgiớirơivàoquỹđạoquotthiếunguồnhận định fulham vs tottenham cao su bước vào chu kỳ tăng giá mới | |
Thế giới lên đỉnh, vàng SJC cũng vọt tăng 200.000 đồng mỗi lượng | |
Thế giới với cuộc khủng hoảng thiếu hụt chất bán dẫn |
Thế giới lao đao khi thiếu nguồn cung |
Hiện nền kinh tế Mỹ vốn đang ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, lại đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng. Trong năm 2020, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đang tăng với tốc độ trên 10% khi mọi người sử dụng khoản tiết kiệm vượt mức 2.000 tỷ USD và vẫn có thêm các gói kích thích chuẩn bị được triển khai. Tuy nhiên, sự bùng nổ tiêu dùng này đang tạo ra hai loại "nút thắt cổ chai". Đầu tiên là liên quan đến chuỗi cung ứng. Sự thiếu hụt mọi thứ từ gỗ đến chất bán dẫn. Chi phí chuyển hàng từ Trung Quốc sang Mỹ đã tăng gấp 3 lần do nhiều công ty đã cắt giảm đầu tư vào lĩnh vực logistics, trong khi các đợt phong tỏa đã khiến một số tàu container "mắc cạn".
Thứ hai là "nút thắt" trong thị trường lao động. Tháng 4 vừa qua, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra 266.000 việc làm, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến khoảng 1 triệu việc làm. Tuy nhiên, các vị trí việc làm còn trống đang ở mức cao kỷ lục và vì vậy các công ty đang phải vật lộn để tuyển thêm lao động. Các nhà kinh tế tranh luận về việc liệu có phải trợ cấp thất nghiệp hào phóng đã dẫn đến việc người dân không tìm việc làm hay không. Cũng cần có thời gian để mọi người chuyển từ những ngành nghề đang hoạt động yếu kém sang những ngành đang phát triển.
Khi nhu cầu tiêu dùng bùng nổ trong khi nguồn cung thắt chặt, lạm phát sẽ trở thành tâm điểm đáng chú ý. Thống kê cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 vừa qua tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh sự phục hồi ban đầu sau đại dịch có thể gặp nguy hiểm, các ngân hàng trung ương cho rằng cần tiếp tục triển khai các biện pháp kích thích kinh tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có rủi ro khi lạm phát giảm một cách chậm chạp và không có gì đảm bảo sự tắc nghẽn nguồn cung như trong giai đoạn đầu của đại dịch không lặp lại.