【keonhacai5.vip】Thành phố nào có chất lượng không khí kém nhất thế giới?

Theànhphốnàocóchấtlượngkhôngkhíkémnhấtthếgiớkeonhacai5.vipo báo cáo vừa được IQAir (một công ty Thụy Sỹ chuyên đo lường chất lượng không khí) công bố, dựa trên nồng độ bụi mịn PM2.5 thì 2020 là năm thứ ba liên tiếp, thủ đô của Ấn Độ trở giữ vị trí thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Mùa hè 2020, khoảng 20 triệu người dân tại New Delhi lần đầu được hưởng bầu không khí sạch kỷ lục sau nhiều năm ô nhiễm, nhờ các biện pháp giãn cách xã hội nhằm kiềm chế dịch COVID-19. Nhưng niềm vui đó chẳng kéo dài bao lâu, khi tới mùa đông, không khí ô nhiễm trở lại vì tình trạng đốt rơm rạ tại bang Punjab. Số liệu cho thấy, nồng độ PM2.5 trung bình năm ngoái tại New Delhi vẫn ở mức 84,1. Theo một nghiên cứu gần đây của tổ chức Greenpeace Southeast Asia Analysis và IQAir, năm ngoái, ô nhiễm không khí ước tính gây ra gần 54.000 ca tử vong ở trẻ sơ sinh tại New Delhi.

Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2020 của IQAir xếp 35 thành phố của Ấn Độ vào danh sách 50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ấn Độ cũng là quốc gia ô nhiễm thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Bangladesh và Pakistan. Tuy nhiên, nhờ các lệnh phong tỏa chống dịch COVID-19, mức độ bụi mịn PM2.5 trung bình của Ấn Độ đã giảm 11%.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia chiếm đầu bảng các thành phố ô nhiễm nhất. Cũng theo báo cáo của IQAir năm 2020, Nam Tangerang của Indonesia đứng đầu top 10 thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á, bên cạnh 2 thành phố khác của nước này là Bekasi và Jakarta.

Thành phố Nam Tangerang thuộc tỉnh Banten với 1,8 triệu dân đứng đầu danh sách khi ghi nhận thông số bụi mịn PM2.5 trung bình đạt 74,9 μg/m³ trong cả năm 2020, cao hơn nhiều so với khuyến cáo chất lượng không khí của WHO (10 μg/m³).

Đứng thứ hai danh sách là thành phố Pai (Thái Lan, 53 μg/m³), tiếp theo là thành phố Bekasi (Indonesia, 48,1 μg/m³) và 3 thành phố khác của Thái Lan. Thái Lan cũng gây chú ý khi có tới 10 thành phố được liệt kê trong danh sách 15 thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á.

Báo cáo của IQAir cho biết Đông Nam Á phải đối mặt với những thách thức về ô nhiễm không khí phần lớn bắt nguồn từ sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế nhanh chóng. Các nguồn phát thải PM2.5 ở các nước Đông Nam Á chủ yếu xuất phát từ các hoạt động xây dựng và công nghiệp cũng như giao thông vận tải.

Báo cáo của IQAir cũng cho thấy, nồng độ PM2.5 trung bình năm 2020 của Hà Nội đã giảm 19% so với năm 2019, nhưng vẫn cao gấp gần 4 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về mức trung bình theo năm, theo báo cáo của IQAir, công ty công nghệ và thông tin chất lượng không khí.

Thủ đô của Việt Nam đứng thứ 12 trong 92 thủ đô các nước về mức ô nhiễm không khí năm 2020, với nồng độ PM2.5 trung bình là 37,9 microgram/m3. PM2.5 là những chất dạng hạt đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, đặc biệt gây hại cho sức khỏe vì có thể đi sâu vào phổi và hệ tim mạch.

Nếu so với cả các thành phố không phải thủ đô, Hà Nội đứng thứ 8 trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Bến Cát, một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương, cũng nằm trong nhóm các nơi ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á, đứng ở vị trí thứ 11. Nếu tính trung bình các số liệu từ Việt Nam, mức ô nhiễm đã giảm 18% so với năm 2019.

“Các biện pháp giảm sự lây lan của SARS-CoV-2, bao gồm cách ly tập trung, cách ly toàn xã hội kéo dài một tháng, giới hạn tụ tập và đi lại, đã đóng góp 8% vào mức giảm PM2.5 của năm 2020, theo một phân tích tách biệt được tác động của thời tiết ở Hà Nội. Các điều kiện khí tượng thuận lợi giải thích cho mức giảm 10% còn lại so với năm 2019 (ở Việt Nam)", báo cáo của IQAir viết.

Bảo Lâm