您现在的位置是:88Point > World Cup

【bóng đá truc tuyến】Lãi suất tăng cao: Có đáng ngại?

88Point2025-01-10 01:08:18【World Cup】5人已围观

简介Lãi suất huy động tăng cao chưa thực sự tạo áp lực lớn lên lãi suất cho vay. Ảnh: HỮU LINH. Không p bóng đá truc tuyến

lai suat tang cao co dang ngai

Lãi suất huy động tăng cao chưa thực sự tạo áp lực lớn lên lãi suất cho vay. Ảnh: HỮU LINH.

Không phải xu hướng chung

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, trong 2 tuần đầu tháng 3, có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng, giảm nhẹ lãi suất huy động. Hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm. Đây là mức lãi suất tương đối ổn định so với cuối năm 2015.

Tuy nhiên, trên thị trường, các ngân hàng thương mại tầm trung cho đến các ”ông lớn” đều tăng mạnh lãi suất. Thậm chí, có thời điểm, biểu lãi suất huy động kỳ hạn dài trên 24 tháng, giá trị tiền gửi trên 10 tỷ đồng của một số ngân hàng thương mại tăng cao lên tới trên 8%/năm.

Lý giải về hiện tượng này, chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, sau tết Nguyên đán, dòng tiền huy động chảy vào ngân hàng mạnh hơn nên để hấp thụ, ngân hàng phải cạnh tranh bằng cách tăng lãi suất. Bên cạnh yếu tố mùa vụ, người dân còn kỳ vọng lạm phát tăng khiến sức ép lãi suất phải tăng theo và lãi suất chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu. Đặc biệt, các ngân hàng đang phải chuẩn bị bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn khi NHNN ban hành dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó dự kiến giảm giới hạn các ngân hàng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống còn 40%.

Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho hay, hiện tượng ngân hàng thương mại đẩy lãi suất huy động trung dài hạn đến mức 8%/năm chỉ để gây chú ý và quảng bá, vì thế, đây sẽ không phải xu hướng chung mà chủ yếu mang tính chất tạm thời để dự trù nguồn vốn cho vay ở một số đơn vị, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh những tháng sau Tết.

Ngoài ra, ông Dũng cũng phân tích, chỉ số chi phí vốn/thu nhập, hệ số lợi nhuận biên ròng của các tổ chức tín dụng (TCTD) từ đầu năm đến nay không thay đổi. Như vậy, mặt bằng lãi suất tăng đã không tác động đến chỉ số này, có chăng, chỉ là sự chuyển dịch mặt bằng lãi suất giữa các kỳ hạn mà thôi. Do vậy, NHNN chưa thấy các yếu tố thanh khoản và lợi nhuận biên ròng đột biến để gây áp lực lên lãi suất. Thay vào đó, khi cầu tín dụng tăng hầu hết đều xuất hiện tâm lý dự trữ nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Lãi suất cho vay sẽ ổn định

Trước diễn biến của mặt bằng lãi suất những tuần gần đây, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, về lâu dài, lãi suất huy động tăng sẽ tạo áp lực, kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng. Tuy nhiên, điều này cần xác định đến nhiều yếu tố tác động từ thị trường, nếu thị trường mạnh, nền kinh tế phát triển tốt, nhu cầu vay vốn cao thì lãi suất sẽ tăng nhanh, còn ngược lại, khả năng tăng lãi suất tuy cũng có nhưng chậm hơn hoặc ở mức không cao.

Trong khi đó, theo nhận định của ông Bùi Quốc Dũng, sở dĩ thị trường xuất hiện tâm lý e ngại lãi suất cho vay tăng là vì lo ngại những yếu tố vĩ mô như lạm phát năm nay dự kiến tăng khoảng 3-4%, trong khi năm 2015 chỉ có 0,6%. Bên cạnh đó, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2016 là 6,7%, cao hơn mức tăng trưởng thực 6,68% của năm 2015. Quan sát 5 năm gần đây, GDP năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này sẽ dồn tích thêm nhu cầu vốn. Ngoài ra, yếu tố lợi suất trái phiếu Chính phủ, giá dầu thô cũng tác động khá mạnh lên mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, đây là những yếu tố chỉ tác động đến tâm lý, nuôi dưỡng kỳ vọng của các TCTD, tạo nên phản ứng của thị trường như đã thấy.

Chính vì thế, ông Dũng lại lạc quan cho rằng, xét về cân đối chi phí vốn và thu nhập thì hệ số lợi nhuận biên ròng của các TCTD vẫn ổn định từ đầu năm đến nay. Đây là những điều kiện hỗ trợ, giúp mặt bằng lãi suất cho vay của các TCTD tiếp tục ổn định và chưa có sức ép tăng.

Hơn nữa, vào cuối tháng 2, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016, trong đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD phải thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của TCTD. Các TCTD không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí theo quy định của NHNN. Các TCTD phải thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của NHNN về lãi suất huy động và cho vay, kịp thời phát hiện các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

Còn theo TS. Nguyễn Đức Độ, NHNN vẫn còn nhiều dư địa chính sách và sẽ có biện pháp điều hành để ổn định mặt bằng lãi suất như bơm/hút tiền, thông qua nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản... Hơn nữa, việc sửa đổi Thông tư 36 mới đang dừng ở mức ban hành dự thảo, ghi nhận ý kiến từ thị trường, chưa có quy định chính thức nên “cuộc đua” lãi suất sẽ không kéo dài, không phải xu hướng chung.

很赞哦!(659)