88Point

Đây là nhận định của Chuyên gia phân tích Nguyễn Văn Quý, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) về keo bong d

【keo bong d】Chứng khoán tháng "Ngâu": Sẽ dập dình đi ngang

Đây là nhận định của Chuyên gia phân tích Nguyễn Văn Quý,Ngâukeo bong d Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) về triển vọng thị trường trong tháng 8.

* Ông có thể cho biết đâu là những yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong tháng 8/2013?

Ông Nguyễn Văn Quý

- Ở phạm vi rộng, thông tin tích cực tại Mỹ và Châu Âu đang góp phần đáng kể khi tạo được sự kỳ vọng vào khả năng suy thoái đã chạm đáy và đang phục hồi trở lại. Các chỉ số chứng khoán như S&P 500, Dow Jones, FTSE... đều có mức tăng ấn tượng.

Mặc dù tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Trung Quốc đang bộc lộ một số yếu tố không tích cực như tình trạng nợ công, thanh khoản hệ thống ngân hàng…nhưng với quy mô và tầm ảnh hưởng lớn, nhiều khả năng nền kinh tế này vẫn “hạ cánh” thành công.

Thông tin trong nước hiện không thực sự tích cực sau đợt bán ròng khá lớn của các quỹ ETF trong tháng 6 và 7 vừa qua. Các cú sốc về tăng giá điện, giá xăng ngay thời điểm cuối tháng 7 và đầu tháng 8 càng làm tâm lý thị trường trở nên kém hào hứng hơn với chứng khoán.

Trong khi đó tác động về chu kỳ khi mùa lũ sắp tới và đợt khai giảng năm học trong tháng 9 có thể khiến CPI tăng tốc trở lại trong nửa cuối năm, sẽ gián tiếp gây áp lực lên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay.

Thông tin được đánh giá khá nhạy cảm và đang thu hút được sự quan tâm chính của giới đầu tư, đó là đề xuất nới tỷ trọng nắm giữ (room) nhưng không có quyền biểu quyết tại các doanh nghiệp đang niêm yết, có thể sẽ là cú huých đáng kể đối với diễn biến ảm đạm và thanh khoản yếu hiện nay.

Hiện phương án này mới chỉ ở bước đề xuất và cần có sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, do đó hiệu ứng của thông tin này mới chỉ ở mức thấp đối với thị trường.

Mặc dù vậy, nhìn chung trong tổng thể 7 tháng đầu năm, diễn biến lãi suất tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, tỷ giá trong nửa đầu năm khá ổn định trong biên độ 1%, lượng hàng tồn kho nền kinh tế có dấu hiệu giảm, cầu tiêu dùng tăng nhẹ, thị trường BĐS có một số tín hiệu ấm dần tại một số phân khúc giá thấp nhờ tác động của gói 30 nghìn tỷ đồng.

Với các thông tin và diễn biến hiện nay, nếu không có thông tin đột biến thì thị trường sẽ cần một giai đoạn tích lũy, điều này phù hợp với mức tăng trưởng khá tốt trong nửa đầu năm vừa qua.

* Kết quả kinh doanh quý 2/2013 đã cơ bản lộ diện với sự phân hóa khá rõ. Điều này liệu còn tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường trong ngắn hạn?

- Đánh giá chung, kết quả kinh doanh quý II vừa qua không ngoài dự kiến của thị trường. Nhóm ngân hàng, BĐS, xây dựng tiếp tục là nhóm bị ảnh hưởng nặng bởi tình hình kinh tế vĩ mô do chưa có chuyển biến rõ nét. Do đó đây cũng là những nhóm cổ phiếu không thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư trong kỳ công bố kết quả kinh doanh vừa qua.

Trong khi đó một số nhóm tích cực nhờ chuyển biến tốt về yếu tố cơ bản điển hình như DRC, REE, CSM, PPC... lại không có quá nhiều đột biến về giá trong quý này ngay cả khi báo cáo KQKD được công bố.

Thị trường đã nắm bắt khá tốt và đã dự báo sát với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đã đẩy giá cổ phiếu lên khá cao trong giai đoạn đầu năm.

Nói chung sự phân hóa trong kỳ công bố quý II vừa qua là khá rõ rệt, tuy nhiên không khiến thị trường có những đợt sóng tăng mạnh mẽ do kỳ vọng đã được phản ánh hết vào giá trước đó. Trong thời gian tháng 8 yếu tố thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý II sẽ không còn tác động nhiều đến diễn biến thị trường, mở ra một “kịch bản đầu tư” mới dựa trên các dự báo về kết quả kinh doanh nửa cuối năm của từng cổ phiếu.

* Thời gian gần đây, khối ngoại có chiều hướng bán ra. Ông đánh giá thế nào về xu hướng của khối ngoại trong tháng 8 này?

- Thực tế nhóm ngoại đã có dấu hiệu bán ra mạnh từ đợt cơ cấu lại danh mục trong tháng 6 vừa qua, xu hướng bán ròng dù đã có giảm trong tháng 7 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Khả năng lớn nhất để giải thích cho sự bán ra của dòng vốn ngoại tại thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường mới nổi (emerging market) nói chung, đó là dấu hiệu phục hồi khá rõ nét của các thị trường tại các nước phát triển.

thị trường chứng khoán
Thị trường có thể thiếu thông tin hỗ trợ trong tháng 8. Ảnh: N.A

Dòng tiền đầu tư vào khu vực mới nổi đã giảm đáng kể trong cuối quý II vừa qua gây ra sự lo ngại về tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán tại khu vực. Việt Nam hiện cũng nằm trong tầm ảnh hưởng của sự dịch chuyển dòng vốn này và tác động sẽ khá xấu, vì dòng vốn này được đánh giá là trụ đỡ chính giúp các chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm vừa qua.

Tuy nhiên, dòng vốn nội mới chính là điểm mấu chốt có thể giúp thị trường hồi phục và tăng trưởng bền vững. Để kích thích được dòng vốn này cần thêm nhiều những tín hiệu tích cực hơn nữa từ vĩ mô. Thị trường sẽ vẫn có khả năng tăng mạnh khi bức tranh kinh tế hồi phục rõ nét hơn.

Nhiều kỳ vọng về xu hướng hồi phục của thị trường sẽ rơi vào cuối quý IV khi mà các dữ liệu vĩ mô định hình được xu hướng.

* Có ý kiến cho rằng, tâm lý đầu tư trong tháng “cô hồn” (tháng 7 Âm lịch) có ảnh hưởng tới dòng tiền của thị trường chứng khoán. Quan điểm của ông thế nào về ý kiến này?

- Như đã phân tích ở trên trong tháng 8 này, thị trường sẽ không có nhiều yếu tố để bứt phá trong khi khả năng giảm sâu lại không được đánh giá cao do mặt bằng giá hiện tại đã giảm tương đối mạnh sau biến động trong tháng 6 trước đó. Ngoài ra do ảnh hưởng bởi tâm lý ngại giao dịch trong tháng 7 âm lịch có thể sẽ khiến thị trường giao dịch không tích cực.

Do đó nếu không có thông tin đột biến lớn nào xuất hiện, VN-Index nhiều khả năng có diễn biến đi ngang trong biên độ 470-505 điểm trước khi phá vỡ khoảng vận động hẹp này trong nửa cuối tháng 8.

* Xin cảm ơn ông!

Duy Thái (thực hiện)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap