【kqbd nhat 2】Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn
Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn,ạchbảoquảnphụchồiDitíchquốcgiađặcbiệtAntoànkhuATKChợĐồkqbd nhat 2 tỉnh Bắc Kạn với quy mô quy hoạch là 135 ha |
Quy mô quy hoạch là 135 ha, thuộc địa bàn các xã: Lương Bằng, Nghĩa Tá và Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và các khu vực cảnh quan, di tích phụ cận có liên quan.
Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc thông qua các di tích, điểm di tích hiện còn của Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn; góp phần hình thành điểm thăm quan về nguồn, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng và tinh thần yêu nước của Nhân dân ta cho các thế hệ mai sau; điểm du lịch văn hóa, lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh hấp dẫn; gắn kết đồng bộ với hệ thống di tích cách mạng của tỉnh Bắc Kạn, vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn và toàn vùng chiến khu Việt Bắc xưa.
Quy hoạch làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan và phát triển hệ sinh thái mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường và sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng căn cứ cách mạng Chợ Đồn nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Theo phân vùng chức năng, tại mỗi di tích thành phần phân thành 2 vùng chức năng chính là: Vùng bảo vệ di tích và Vùng bảo vệ cảnh quan, phát huy giá trị di tích và phục vụ du lịch.
Các công trình di tích được tu bổ, phục hồi dựa trên căn cứ khoa học và tư liệu lịch sử; mang phong cách kiến trúc tương đồng về tính chất và thời kỳ, phù hợp truyền thống địa phương.
Các công trình biểu tượng, tượng đài cần có tính mỹ thuật cao, phù hợp với giá trị di tích; hài hòa với cảnh quan chung.
Các công trình kiến trúc xây mới cần khai thác bản sắc kiến trúc truyền thống của địa phương: chủ yếu là hình thức nhà sàn, kết cấu gỗ hoặc giả kết cấu gỗ, mái dốc lợp cọ, gianh (các vật liệu tự nhiên) hoặc lợp ngói âm dương.
Khu di tích tập trung phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa của khu vực gồm: Nghiên cứu, tham quan di tích văn hóa - lịch sử, di chỉ khảo cổ; du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa bản địa và các sản phẩm du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Phát triển sản phẩm du lịch do người dân địa phương tổ chức, quản lý theo hướng mỗi bản, mỗi điểm di tích một sản phẩm du lịch đặc trưng.
Hình thành nhiều tuyến du lịch, trong đó lấy cụm du lịch Trung tâm Di tích Nà Pậu là hạt nhân trong phát triển du lịch, hình thành các tuyến du lịch sau:
Tuyến du lịch nội khu nhằm kết nối Trung tâm di tích Nà Pậu (xã Lương Bằng) với các điểm di tích trong nội bộ khu di tích: Cụm du lịch về nguồn Đồi Pù Cọ; cụm du lịch lịch sử và du lịch cộng đồng Bản Ca - Nà Quân.
Tuyến du lịch nội tỉnh nhằm kết nối Di tích ATK Chợ Đồn với Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn); với Hồ Ba Bể (huyện Ba Bể).
Tuyến du lịch ngoại tỉnh: gồm tuyến du lịch kết nối liên vùng ATK: Định Hóa (Thái Nguyên) - Tân Trào (Tuyên Quang) - Chợ Đồn (Bắc Kạn) và tuyến du lịch kết nối Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn với các tuyến du lịch quốc gia, quốc tế qua khu vực này, kết nối tới các điểm du lịch quan trọng của khu vực và cả nước, như: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Vườn quốc gia Na Hang (Tuyên Quang), Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hang Pắc Bó, Thác Bản Giốc (Cao Bằng)...