Nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn,ácdoanhnghiệpkhẳngđịnhsẽcungcấpđủnguồnthịtheodịpTếtTânSửtrận bremen chi phối từ 22% - 54,5% nhu cầu thị trường như thịt gia cầm 7.488,2 tấn (chiếm 54,5%), trứng gia cầm 67,9 triệu quả (47%), thực phẩm chế biến 1.051,8 tấn (28,1%), thịt gia súc 5.594,4 tấn (21%), dầu ăn 1.671,8 tấn (27,5%), gạo 3.943,2 tấn (31,5%)...
Theo bà Thắng, đối với nguồn cung thịt heo, mới đây các sở, ngành của thành phố (TP) đi thực tế, khảo sát tại các doanh nghiệp (DN) chủ lực cung ứng cho TP. Hồ Chí Minh. Các DN khẳng định sẽ cung cấp đầy đủ nguồn thịt heo cho TP theo kế hoạch. Các DN cũng dành một lượng heo dự trữ để ứng phó trong trường hợp nhu cầu sử dụng mặt hàng thịt heo tăng cao.
Mặt khác, thịt heo là một trong những mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn thị trường nên sau cuộc họp điều chỉnh giá thịt heo của Tổ liên ngành ngày 11/1/2021, các DN tham gia bình ổn mặt hàng gia súc đã cam kết giữ giá ổn định 1 tháng trước, trong và sau tết, tiếp tục đồng hành cùng TP. Điều này cũng đồng nghĩa TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành chốt giá thịt heo ổn định liên tục trong 60 ngày, dù heo hơi bên ngoài có tăng đến mức nào thì các DN cũng không được phép điều chỉnh giá bán. Trường hợp giá heo hơi giảm, các DN cần thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá bán theo đúng quy định và đảm bảo mức giá luôn thấp hơn thị trường 5%-10%. Với giá heo bình ổn đã chốt, người dân có thể xem đây là giá tham chiếu để “nói không” với các điểm bán tăng giá quá cao trên thị trường, đồng thời đến các điểm bán bình ổn để mua thịt heo với giá phù hợp.
Bên cạnh thịt heo, những ngày cận tết là thời điểm sức mua và giá cả các mặt hàng thiết yếu khác là thịt, trứng gia cầm, rau củ quả, trái cây thường tăng lên. Để ứng phó, TP đã chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thông thoáng để hàng hóa các địa phương đưa về TP được nhanh chóng, thuận lợi nhất, góp phần bổ sung, tăng cường nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Ngày 29/1/2021, tại cuộc họp tổng kết năm 2020 của doanh nghiệp, ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản VISSAN cho biết, để cung ứng cho thị trường Tết Tân Sửu năm 2021 theo chỉ đạo của UBND TP, VISSAN đã xây dựng kế hoạch cung ứng ra thị trường trên 7.500 tấn hàng hóa, bao gồm: thịt tươi sống heo, bò 2.300 tấn tăng 5% so với cùng kỳ; thực phẩm chế biến 5.200 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ. Tổng giá trị hàng hóa công ty dự trữ cho đợt Tết Tân Sửu là 900 tỷ đồng, tăng 11% so với Tết Canh Tý 2020. Với cách chuẩn bị như vậy, VISSAN đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường trước, trong và sau tết với nguồn hàng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá cả ổn định. Bên cạnh đó, công ty còn chuẩn bị các sản phẩm thịt heo đông lạnh đóng gói với trọng lượng 1 kg và 2 kg để đáp ứng nhu cầu của thị trường và trợ giá cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp còn cam kết giữ giá ổn định, không điều chỉnh tăng giá bán trước và sau tết, đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá các sản phẩm chế biến và tươi sống với mức giảm từ 5 đến 10% tại các điểm bán sản phẩm của công ty.
Năm 2021, theo nhận định của lãnh đạo VISSAN, trước tình hình nguồn heo hơi cạn kiệt do dư âm của dịch tả heo Châu phi, doanh nghiệp sẽ xây dựng nguồn nguyên liệu sản xuất, tìm kiếm thêm các trang trại chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng chuỗi truy xuất nguồn gốc thực phẩm TE-FOOD, góp phần ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình từ nhập nguyên liệu đầu vào đến sản xuất phân phối giúp giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh.
Đối với ngành thực phẩm tươi sống, doanh nghiệp này cho biết sẽ phát triển các sản phẩm thịt tươi sống đóng khay vỉ theo quy trình sản xuất thịt mát và đóng gói theo công nghệ MAP; nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thịt xay dạng viên, các dòng sản phẩm tươi sống có kèm gói xốt ướp; tập trung triển khai mở rộng kinh doanh trên nhiều kênh phân phối khác nhau, đặc biệt là kênh trực tuyến, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng./.
Gia Cư