Liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn về chất lượng hạ tầng viễn thông,ộtrưởngnhậntráchnhiệmviệcchậmbanhànhNghịđịnhhướngdẫnLuậtViễnthôkqbd net.mobi nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt các vùng "lõm sóng" chưa tiếp cận được sóng 4G sau khi tắt sóng 2G, về thực trạng 637 thôn “có điện nhưng không có sóng”...Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện cả nước có hơn 150.000 trạm BTS viễn thông.
Đến thời điểm COVID-19 mới phát hiện ra khá nhiều vùng lõm sóng. Bởi lúc đó, chỉ vận hành được phương thức dạy - học trực tuyến. Gần đây khi chúng ta chuyển lên môi trường số nhiều hơn, mua bán thương mại điện tử, làm việc mới chú ý nhiều hơn vùng lõm sóng.
Trong giai đoạn COVID-19, dù chưa có Nghị định mới nhưng bằng cơ chế đặc biệt do Quốc hội cho phép, đã phủ sóng được 2.500 thôn, bản lõm sóng. Hiện có hơn 700 vùng lõm sóng mới do gần đây mới phát hiện và thời gian tới sẽ phát hiện thêm.
Đối với những vùng "lõm sóng", trạm không có điện, khó khăn trong triển khai điện thì sẽ dùng giải pháp vệ tinh. Bộ đang chỉ đạo các nhà mạng đưa dịch vụ viễn thông tầm thấp về Việt Nam, đến những nơi không thể phủ sóng bằng di động mặt đất, hoặc không hiệu quả, khó triển khai. Đây là giải pháp phủ sóng các cụm dân cư lõm sóng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: MediaQuochoi. |
Với những trạm không thuộc trách nhiệm của Quỹ viễn thông công ích, Bộ đã đôn đốc để các nhà mạng tích cực phủ sóng, mục tiêu đặt ra là phủ sóng trong năm 2024.
Việc phủ sóng các thôn đã có điện cần có sự hỗ trợ của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Để sử dụng được Quỹ này, Bộ Thông tin và Truyền thông đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông. Đối với các trạm thuộc trách nhiệm của Quỹ viễn thông công ích, phải thực hiện theo luật mới, Nghị định mới. Việc chậm nghị định là thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng và "tôi nhận trách nhiệm việc này". Nguyên nhân của vấn đề này là do trong quá trình xây dựng, các Bộ còn có ý kiến khác nhau nhưng trách nhiệm là của Bộ Thông tin và Truyền thông.
"Đến nay nghị định chưa được ban hành, chậm trễ có nhiều nguyên nhân nhưng tôi nhận trách nhiệm về mình. Đáng lẽ phải được ban hành vào đúng ngày 1/7/2024. Bộ đang cố gắng hết sức để trong tháng 11 - 12 năm nay sẽ hoàn thiện được nghị định này", ông Hùng nêu rõ.
Nghị định này sẽ có cơ chế thông thoáng hơn rất nhiều để xây dựng các trạm ở vùng sâu, xa. Trước đây cơ chế cũ trong mười mấy năm không làm được. Khi nghị định ra đời, việc phủ sóng các vùng "lõm sóng" sẽ rất nhanh", ông Hùng cam kết.
Bộ trưởng Hùng cho biết đã yêu cầu đến tháng 6/2025 phải phủ sóng tất cả các vùng lõm sóng. Đối với vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông rất quyết tâm xóa vùng "lõm sóng" bởi khi không có sóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bởi giờ đây gần như toàn bộ cuộc sống đã xoay quanh môi trường số.
"Mình phê bình nhiều thế thôi chứ nhìn con số cũng "kinh" đấy, hơn 99,8% dân số Việt Nam đã được phủ sóng 4G", ông Hùng cho biết con số này ở các nước phát triển là 99,4%.
Trả lời nhiều ý kiến đại biểu về việc tắt sóng 2G ảnh hưởng đến bà con vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn không có smartphone 4G, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhà mạng phải bù, dùng máy công nghệ mới để bù cho bà con đang sử dụng máy cũ khi tắt sóng 2G.
Ở các nước khác, việc tắt sóng một công nghệ cũ được thực hiện khi chỉ còn dưới 2% số lượng người sử dụng. Các nhà mạng phải hỗ trợ cho 2% người dân này.
Ở nước ta, khi tắt sóng 2G (từ ngày 16/10/2024), chỉ còn 0,2% người dùng (khoảng trên 200.000 máy 2G Only), nên các nhà mạng "rất nhẹ nhàng" trong việc bù máy cho bà con.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh về vùng phủ sóng, công nghệ 3G, 4G phủ sóng tương đương với 2G cho đến khi tắt sóng. Hiện có chính sách chỗ nào lõm sóng sẽ phủ thêm.