【kết quả trận tigres uanl】TP.HCM cần làm gì để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5
Ngày 6/1,ầnlàmgìđểđạtđượcmụctiêutăngtrưởkết quả trận tigres uanl UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá, chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 7,5-8% là chỉ tiêu cao và thách thức rất lớn. Vì vậy, ông đề nghị các đại biểu dự họp tập trung thảo luận, đề ra phương án hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra.
Toàn cảnh hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024 - Ảnh: Thành Nhân |
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% thì cần tiếp tục thúc đẩy đầu tư công.
Để đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư đề xuất 5 giải pháp gồm: nâng cao năng lực của lãnh đạo các sở, ngành và chủ đầu tư trong công tác giải ngân vốn; giám sát tiến độ theo từng tuần, từng tháng; đẩy nhanh giải phóng mặt bằng; rút ngắn ít nhất 30% thời gian làm thủ tục đầu tư; linh hoạt trong bố trí điều chỉnh vốn.
Đồng tình với ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 đánh giá, năm nay Thành phố sẽ gặp cả khó khăn lẫn thuận lợi, nhưng khó khăn vẫn nhiều hơn. Ông đánh giá mức tăng trưởng GRDP năm 2024 từ 7,5 - 8% là thách thức lớn, rất khó nhưng không thể không làm được.
Theo ông Lịch, tuy quý I/2024 không thể tăng trưởng cao như các quý cuối năm 2023 do Thành phố đón Tết Nguyên đán, nhưng phải tạo sức bật từ đầu năm để tránh lặp lại GRDP tăng thấp như quý I/2023. "Nếu tháng 1, tháng 2 cứ rề rà thì rất khó" Lịch ông khuyến cáo.
Vị chuyên gia này cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, ngay từ đầu năm phải tháo gỡ các dự ánbất động sảnđể tạo sức bật cho nền kinh tế. "Thị trường bất động sản chỉ đóng băng ở phân khúc đầu cơ, còn các sản phẩm người tiêu dùngcần thì vẫn thiếu nghiêm trọng. Đây là điểm thành phố cần tập trung tháo gỡ", ông Trần Du Lịch góp ý.
Đồng tình với việc đẩy mạnh đầu tư công, ông Trần Du Lịch đề nghị cần phân cấp phân quyền rõ ràng trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trong đầu tư công để bơm vốn vào thị trường ngay từ thời điểm đầu năm, bởi vốn đầu tư công sẽ là nguồn vốn dẫn dắt phát triển.
Liên quan đến các doanh nghiệpnhà nước, theo ông Lịch, hiện nay Thành phố có nguồn lực lớn là lực lượng doanh nghiệp nhà nước nhưng đóng góp không đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Vì vậy, Thành phố phải tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. "Thành phố phải xây dựng được doanh nghiệp đứng đầu, là công cụ để dẫn dắt phát triển như mô hình Tổng công ty Becamex của Bình Dương. TP.HCM mà không có được một doanh nghiệp như vậy thì rất lãng phí", ông Lịch đề xuất.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Thành Nhân |
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) kiến nghị, để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Thành phố cần tập trung tháo gỡ 3 nhóm vấn đề là đẩy mạnh đầu tư công, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và kích cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước.
Đối với đầu tư công, Chủ tịch HUBA đánh giá, dòng vốn này vẫn là cứu cánh quan trọng cho nền kinh tế nên Thành phố đẩy mạnh các dự án đầu tư công, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia các dự án trong vùng kinh tế trọng điểm, liên kết vùng và được tiếp cận vốn hỗ trợ lãi suất từ chương trình kích cầu.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, ông Hòa cũng kiến nghị Thành phố cần tăng thu hút đầu tư các thị trường mới, thị trường ngách vì hiện nay Thành phố chỉ tập trung ở 4 thị trường lớn là: Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Đông Bắc Á và đang bỏ ngỏ 3 thị trường là Ấn Độ, Nam Mỹ, các nước Trung Đông.
Cùng với giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài, Chủ tịch HUBA đề nghị cần kích cầu trong nước, tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.