Thời gian qua,ựctrạngBHYTchohọcsinhsinhviecircnởBigravenhPhướcvagravevấnđềđặkèo nhà cái. tv UBND tỉnh, ngành giáo dục - đào tạo và các huyện, thị đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các trường tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) để chăm sóc sức khỏe các em được tốt hơn. Tuy nhiên, đến ngày 30-9-2012, số HSSV trong tỉnh tham gia BHYT năm học 2012-2013 chỉ có 92.517/188.222 em, đạt tỷ lệ 49%.
Học sinh trường THPT Hùng Vương trong ngày khai giảng (ảnh minh họa) |
Đơn cử như Bù Đốp là một huyện nghèo, đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc tham gia BHYT có ý nghĩa đặc biệt trong việc tránh được những gánh nặng, rủi ro về tài chính khi bị ốm đau, nhất là trong tình hình hiện nay các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh đang chuẩn bị áp dụng giá viện phí mới. Vậy mà nhiều năm liền, tỷ lệ học sinh tham gia BHYT vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Năm học 2011-2012, học sinh tham gia BHYT ở Bù Đốp chỉ đạt 25%; năm học 2012-2013, tính đến thời điểm 30-9-2012, số HSSV tham gia chỉ đạt 26%... Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đỗ Văn Thanh, Giám đốc BHXH huyện Bù Đốp cho biết: “Nguyên nhân chính là do trong một thời gian dài các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương còn phân biệt đối xử giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT. Vì vậy phụ huynh học sinh mất niềm tin về chính sách BHYT. Thậm chí nhiều phụ huynh ở trường Tiểu học Thanh Hòa đồng loạt không tham gia BHYT cho con em, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ học sinh tham gia BHYT trên địa bàn huyện”.
Việc học sinh chưa tham gia BHYT ngoài trách nhiệm của cơ quan BHXH trong việc truyền thông về tính nhân đạo, nhân văn của chính sách BHYT, trách nhiệm của lãnh đạo các trường học, còn có một phần trách nhiệm của các huyện, thị xã khi chưa quan tâm đến công tác này. Trong khi đó, văn bản chỉ đạo từ UBND tỉnh đến UBND các huyện, thị xã đều nêu cụ thể trách nhiệm của các ngành, huyện, thị, tổ chức, đoàn thể và các trường học phải làm tốt BHYT học sinh. Song, các ngành, huyện, thị lại xem đó là trách nhiệm của ngành BHXH?!
Bên cạnh đó, văn bản ở các huyện luôn khẳng định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là cơ sở để xét thi đua, khen thưởng cho đơn vị làm tốt, nhưng lại thiếu sự quan tâm, kiểm tra đôn đốc thực hiện nên kết quả mang lại không cao. Một số trường triển khai công tác BHYT cho HSSV chưa đúng với tinh thần của Luật Bảo hiểm y tế. Đó là không chú trọng công tác vận động, tuyên truyền để phụ huynh học sinh hiểu được trách nhiệm phải tham gia, nên nhiều phụ huynh xem việc đóng BHYT như là một khoản đóng nộp tự nguyện cùng với các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Lãnh đạo một số trường cũng chưa chỉ đạo đưa các khoản thu BHYT học sinh vào các khoản thu bắt buộc ngay từ đầu năm học.
Sở Giáo dục - Đào tạo vừa có công văn nhắc nhở các phòng giáo dục - đào tạo, trường học trong tỉnh tuyên truyền, vận động việc đóng BHYT bắt buộc đối với HSSV. Theo Sở Giáo dục - Đào tạo, đến nay, tỷ lệ đóng BHYT năm học 2012-2013 trong HSSV ở nhiều đơn vị rất thấp, thậm chí có đơn vị chưa đạt phần trăm nào. Sở Giáo dục - Đào tạo cũng khẳng định: “Không tổ chức cung cấp các dịch vụ bảo hiểm thân thể, bảo hiểm toàn diện, bảo hiểm tai nạn... trong trường học. Phụ huynh nào có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bảo hiểm ngoài BHYT của Nhà nước thì chủ động liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm để được đáp ứng”. B.T |
Thực trạng tham gia BHYT trong HSSV đã phản ánh nhiều vấn đề cần được quan tâm. Bởi việc tham gia BHYT cho HSSV không dừng ở chỗ tự trang bị cho mình “chiếc ô” để phòng tránh rủi ro, bệnh tật, có điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu... mà còn là việc làm mang tính cộng đồng, thể hiện trách nhiệm và tình thương. Vì vậy, các trường cần quan tâm thực hiện tốt việc tham gia BHYT cho HSSV.
Thúy Ái