【kq cup italia】Thi ĐH theo chuẩn SAT trên cả nước
Tối qua 3/12,ĐHtheochuẩnSATtrêncảnướkq cup italia sau loạt bài về đổi mới trên thi cử “gây sóng” trên nhiều mặt báo, khiến nhiều phụ huynh và học sinh khấp khởi vui mừng, hy vọng về những đột phá trong tuyển sinh…thì ngay lập tức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp về thi ĐH.
Thí sinh thi vào ĐH FPT theo chuẩn SAT, GMAT. Ảnh: Hoài Anh
Đổi mới là tất yếu
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, có 17 trường đã gửi phương án tuyển sinh riêng. Thế mới biết, khát vọng được bứt phá, thoát khỏi “vòng kim cô” là đề thi 3 chung, không phải chỉ có các “ông lớn” như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPCHM…mới có.
Đổi mới là tất yếu với xu thế của thế giới, khi bao nhiêu nước đi trước ta đã áp dụng các chuẩn SAT, GMAT…vào tuyển sinh, khiến học sinh của họ không bị “nhồi” quá nhiều kiến thức chuyên sâu sơ cấp.
Tại sao một người thi ngành Kinh tế, Luật lại phải học Vật lý và Hóa học; tại sao sĩ tử muốn thi ngành công nghệ thông tin lại phải làm bài môn Hóa và Vật lý?
Có bao nhiêu ngành nghề trong cuộc sống hiện nay phải tính tích phân, phải biết đến lý thuyết hạt ánh sáng, hiểu về số phức, nắm về số electron tối đa trong các lớp?...
Với các ngành xã hội, việc phân tích những điển tích theo kiểu “tầm chương trích cú”, với không gian lịch sử quá xa…liệu có hợp với các cô cậu học trò chưa đầy đôi mươi? Sao không hỏi các em về những vấn đề ngày nay mà các em gặp phải, để các em được tự do trình bày ý kiến về đời sống giới trẻ, thời trang, ước mơ – hoài bão…?
Hãy nghĩ vì học sinh
Lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội nói với báo chi rằng, nếu họ thi riêng trước kỳ thi của Bộ thì trường có thể sẽ chịu nhiều thí sinh ảo…Lãnh đạo ĐH Ngoại thương thì cho biết, họ không có giáo viên bám sát chương trình phổ thông. Lãnh đạo Học viện Tài chính thì thích “3 chung” hơn vì có thể dùng kết quả trường này để xét tuyển trường khác, tránh tiêu cực…
Tất cả những biện minh đó đang thể hiện, lãnh đạo các trường chưa hiểu rõ về SAT và…chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình.
Như TS Nguyễn Xuân Phong, ĐH FPT từng khẳng định, thi theo chuẩn SAT, thí sinh chỉ phải ôn trong…2 tuần. Vì thế, không cần phải dùng kết quả của trường A để xét vào trường B. Đề thi môn Toán và tư duy Logic hoàn toàn trắc nghiệm, nên ngăn chặn được tiêu cực.
Nhưng cái lớn hơn là do không phải “nhồi sọ” những kiến thức chuyên sâu về sơ cấp và cao cấp, các em học sinh sẽ được thư thái, không phải “mua vé đi tuổi thơ”, có nhiều thời gian giúp đỡ gia đình, hoàn thiện kỹ năng sống, ngoại ngữ, tìm hiểu xã hội… Đó là những điều mà ngành nào cũng cần.
Xin đừng trì hoãn
Cứ một năm trì hoãn, Thứ trưởng Bùi Văn Ga có thể sẽ tăng thêm 1 năm “ổn định” trong nhiệm kỳ của mình. Nhưng mỗi năm đó, hàng triệu thí sinh sau khi vào đại học rồi đi làm, lại nhận ra biết bao thời gian, tiền bạc của gia đình đầu tư cho mình học những cái cao siêu để đi thi…đều gần như không dùng tới trong công việc.
Cách thi mới theo các chuẩn SAT, GMAT, trắc nghiệm năng lực bản thân, hiểu biết xã hội…có thể giao cho các đơn vị có năng lực làm đề thi; rồi “chuyển giao” cho các trường khác. Trước mắt, có thể thí điểm đồng loạt ở một số trường trọng điểm, sau đó sẽ nhân rộng.
Vấn đề khó là các trường “tốp dưới” liệu có nhân cơ hội này để tuyển ồ ạt cho đủ chỉ tiêu, đủ “nguồn thu” học phí?
Nên để giải bài toán này, cần có sự góp sức của các lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các trường tư…là những người đã góp phần quan trọng tạo ra mạng lưới ĐH, CĐ “dày đặc” như vậy…
Bao giờ đổi mới cũng gặp khó khăn. Như cánh phóng viên giáo dục, có thể sẽ có những người viết bài phản đối, bằng cách chỉ ra việc thi cử triền miên sẽ gây lãng phí (nhưng nếu không đổi mới, họ cũng viết bài…phản đối, vì sự tự chủ của các trường?).
Bản lĩnh của người lãnh đạo trước nhân dân là phải vượt qua được những thử thách như thế, với cái tâm vững vàng là làm mọi điều tốt nhất cho người học và gia đình họ.
Hoàng Lan