【trận cerezo osaka】Xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Trung Quốc gặp khó
Trong báo cáo tháng 8 vừa công bố,ấtkhẩuhàngnôngthủysảnsangTrungQuốcgặpkhótrận cerezo osaka Bộ Công Thương cho biết quá trình thông quan xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản thời gian gần đây gặp khá nhiều bất lợi.
Nguyên nhân do phía Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm để ngăn chặn đà suy giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của đại dịch, Bộ đã và đang tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách.
Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược; làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía Bắc. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới, tập trung vào những hàng hóa, nông sản đang vào mùa vụ.
Trước đó, ngày 27/8, chính quyền Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) thông báo tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Lũng Vài (tương ứng với cửa khẩu phụ Cốc Nam của tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam).
Động thái này nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 khu vực biên giới. Thời gian khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được căn cứ theo tình hình dịch bệnh và nhu cầu thông quan hàng hóa qua khu vực này.
Bộ Công Thương ngay sau đó cho biết đã đề nghị các doanh nghiệp chủ động theo dõi, cập nhật thông tin và trao đổi với đối tác Trung Quốc để thay đổi địa điểm giao nhận hàng phù hợp. Các doanh nghiệp cũng cần coi trọng xuất khẩu chính ngạch bởi thực tiễn cho thấy vào những lúc khó khăn nhất thì các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế vẫn thông quan bình thường.
Riêng đối với nông sản xuất khẩu, doanh nghiệp cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để tránh làm gia tăng chi phí, giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan, hạn chế xảy ra tình trạng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu.
Hồi trung tuần tháng 8, trước thông tin Trung Quốc đột ngột dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn (phía Trung Quốc là Pò Chài, Quảng Tây), Bộ Công Thương cho biết đã phối hợp với tỉnh Lạng Sơn và chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Quảng Tây tiến hành xác minh.
Kết quả tìm hiểu cho thấy không có thông báo chính thức nào từ phía Trung Quốc về việc dừng thông quan tại Tân Thanh - Pò Chài.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, sau khi xuất hiện một số ca nhiễm Covid-19 liên quan đến lái xe đường dài chở hàng xuất khẩu qua khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cơ quan chức năng cửa khẩu phía Quảng Tây, Trung Quốc có tạm thời dừng hoạt động thông quan để rà soát lại và thống nhất với phía Lạng Sơn, Việt Nam về các biện pháp nhằm tăng cường quy trình giao nhận hàng hóa qua khu vực Tân Thanh với mục tiêu bảo đảm lưu thông thông suốt hàng hóa xuất nhập khẩu và an toàn cho công tác phòng chống dịch giữa 2 bên.
(Theo Dân Trí)
Trung Quốc ngừng mua, hơn 20.000 tấn chuối chưa biết bán đi đâu
Trung Quốc ngừng mua khiến lượng lớn chuối tồn đọng, gặp khó trong tiêu thụ. Tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu có khoảng hơn 20.000 tấn chuối sắp thu hoạch nhưng chưa biết bán đi đâu.