【ti le bong da hom nay】Tổng cục Hải quan: Giải đáp một số vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành

tong cuc hai quan giai dap mot so vuong mac ve kiem tra chuyen nganh

CBCC Hải quan Lạng Sơn kiểm tra thép NK. (Ảnh: H.Nụ)

Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội phản ánh,ổngcụcHảiquanGiảiđápmộtsốvướngmắcvềkiểmtrachuyênngàti le bong da hom nay hiện có quá nhiều văn bản của các bộ, ngành quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK dẫn đến việc quản lý, KTCN chồng chéo nhau. Cụ thể, một mặt hàng vừa phải chứng nhận hợp quy, vừa phải kiểm tra từng lô hàng mỗi khi NK hay cùng một mặt hàng nhưng lần NK nào cũng phải xin giấy phép, kiểm tra chất lượng. Do đó, để tạo điều kiện cho các DN hoạt động, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội kiến nghị cơ quan Hải quan cần chia sẻ thông tin, dữ liệu qua hệ thống mạng với các cơ quan quản lý, cơ quan KTCN để giảm bớt hồ sơ, thủ tục, thời gian và chi phí cho DN. Bên cạnh đó, đề nghị bãi bỏ việc kiểm tra chất lượng Nhà nước đối với hàng hóa đã có kiểm tra đăng kiểm quốc tế...

Cũng theo Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quy định mặt hàng thép NK phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng sau khi có kết quả mới thông quan hàng hóa, điều này dẫn đến kéo dài thời gian chờ đợi, gây thiệt hại về tài chính và thời cơ kinh doanh của DN.

Phúc đáp kiến nghị này của Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội, Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay đang thực hiện chia sẻ thông tin, dữ liệu qua hệ thống mạng với các cơ quan quản lý, cơ quan KTCN theo Cơ chế một cửa quốc gia. Cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2016 và các năm tiếp theo để giảm bớt hồ sơ, thủ tục, thời gian và chi phí cho DN. Đối với việc chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan liên quan khác, Tổng cục Hải quan cho biết, cùng với việc chuẩn bị triển khai hệ thống cung cấp thông tin, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử, thời gian hoàn thành dự kiến cuối quý II-2016.

Theo Tổng cục Hải quan, tại Điều 12 Thông tư số 12/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương về áp dụng chế độ cấp phép NK tự động đối với một số sản phẩm thép quy định: “Khi làm thủ tục NK, thương nhân phải nộp cho cơ quan Hải quan Giấy phép NK tự động đã được Bộ Công Thương xác nhận”. Cũng tại khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép NK quy định: “Cơ quan Hải quan căn cứ vào Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa NK để làm thủ tục thông quan hàng hóa cho tổ chức, cá nhân hoặc xử lý theo quy định tại Luật Hải quan”. Đối với mặt hàng thép, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, DN phải thực hiện đầy đủ quy định về quản lý chuyên ngành và KTCN tại 2 Thông tư dẫn trên.

Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới nêu, việc NK hàng hoá là bao bì sử dụng cho thực phẩm và nguyên phụ liệu thực phẩm dùng cho sản xuất của DN còn gặp nhiều khó khăn do hoạt động KTCN của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, gây lãng phí cho DN. Cụ thể, việc KTCN 1 lô hàng bao bì hoặc 1 lô nguyên phụ liệu sử dụng cho thực phẩm phải qua các bước: Đăng ký với cơ quan chức năng tại trụ sở của cơ quan kiểm tra, sau khi mở tờ khai hải quan, cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu kiểm tra, nhận kết quả từ cơ quan KTCN để xuất trình cho cơ quan Hải quan làm thủ tục thông quan. Thời gian trả kết quả KTCN cho DN trung bình từ 7-10 ngày làm việc, có những trường hợp cá biệt thời gian trả kết quả KTCN kéo dài hơn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Do đó, DN cho rằng, cơ quan Hải quan cần xem xét chỉnh sửa Thông tư 38/2015/TT-BTC ở phần thông quan một cách hợp lý, để tạo thuận lợi cho các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng XK đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến nông sản. Đồng thời, các bộ, ngành cần phải cải tiến quy trình lấy mẫu, kiểm tra mẫu để rút ngắn thời gian trả kết quả KTCN đến DN và cơ quan Hải quan để rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá.

Giải quyết phản ánh này của DN, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan 2014: “Trường hợp theo quy định của pháp luật phải KTCN về chất lượng, y tế, văn hoá, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hoá, phương tiện vận tải thì cơ quan Hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan KTCN để quyết định việc thông quan”.

Việc quy định KTCN đối với hàng hóa XNK thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Bộ quản lý chuyên ngành và được thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan (Luật Chất lượng sản phẩm, Luật Thú y, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật…). Do vậy, thời gian thông quan hàng hóa XNK phụ thuộc thời gian Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện các hoạt động KTCN theo quy định.

Tuy nhiên, để triển khai thực hiện Quyết định 2026/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, sửa đổi quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK phải KTCN theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, đơn giản hóa biện pháp quản lý hải quan, tạo thuận lợi, giảm chi phí và thời gian thông quan hàng hóa.

Ngoài giải đáp vướng mắc của các DN về KTCN, Tổng cục Hải quan còn trả lời DN về phân loại áp mã hàng hóa. Tổng công ty CP y tế DANAMECO cho biết, theo ý kiến của Bộ Y tế thì sản phẩm gạc hút nước tẩy trắng 26x18, khổ 1,2m x 2.000m/cuộn, được nhập về Việt Nam, sau đó được chia nhỏ, tiệt trùng, đóng gói và bán ra thị trường nên được xếp vào nhóm hàng 30.05 để phù hợp với tính chất lý, hóa, với mục đích sử dụng là dùng cho y tế.

Theo DN, nếu NK nguyên liệu về để sản xuất bị xếp vào nhóm 52.08, còn nếu nhập thành phẩm thì xếp nhóm 30.05. Điều này, chứng tỏ thuế suất NK nguyên liệu cao hơn thành phẩm là không đúng với nguyên tắc xây dựng chính sách thuế, không khuyến khích DN sản xuất để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hơn nữa, theo Luật thuế GTGT đối với mặt hàng gạc y tế đầu ra là 5%, trong khi thu thuế GTGT đầu vào 10% thì sẽ gây bất cập về chính sách thuế đầu vào, đầu ra không thống nhất. Do đó, DN khẳng định việc khai báo mặt hàng gạc hút nước NK từ Trung Quốc đáp ứng đầy đủ điều kiện để hưởng thuế suất ưu đãi ACFTA vào nhóm 30.05 là đúng.

DN nhấn mạnh, gạc y tế là mặt hàng tương đối phức tạp, dễ nhầm lẫn trong phân loại giữa kết cấu hàng hoá, mục đích sử dụng với mặt hàng vải thông thường. Do vậy, DN cũng như đơn vị Hải quan gặp khó khăn trong việc phân loại đúng mã số hàng hoá.

Giải quyết vấn đề này của DN, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ chú giải chi tiết HS thì mặt hàng gạc hút nước xếp trong nhóm 30.05 có thể được hoặc không được thấm hoặc tráng bằng dược chất cho mục đích dùng cho y tế, phẫu thuật, nha khoa, nhưng phải được làm thành dạng để bán trực tiếp cho người sử dụng mà không cần đóng gói lại.

Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan cho rằng, nếu kết quả phân tích (là vải dệt thoi, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên và trọng lượng không quá 200g/m2) dạng cuộn và sau khi NK phải cắt, khử trùng rồi mới đóng gói bán cho các cửa hàng thuốc thì phù hợp với nhóm 52.08.

Về kiến nghị của DN đối với biểu thuế, Tổng cục Hải quan xin ghi nhận và báo cáo Bộ Tài chính nghiên cứu để trình Chính phủ xem xét, quyết định khi xây dựng dự thảo Nghị định về việc ban hành Biểu thuế XNK theo danh mục mặt hàng chịu thuế (hướng dẫn Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu năm 2016). Trong đó, đưa mặt hàng thuộc nhóm 30.05 và nhóm 52.08 vào diện xem xét sửa đổi thuế suất cho phù hợp với nguyên tắc “thuế suất thuế NK giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô”.