【vô địch tbn】Hiệu quả từ các tổ hội nghề nghiệp
Thời gian qua,ệuquảtừcctổhộinghềnghiệvô địch tbn Hội Nông dân thị xã Long Mỹ có chủ trương thành lập nhiều tổ hội nghề nghiệp phù hợp, phát huy hiệu quả, góp phần hỗ trợ, tạo việc làm cho hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thành viên Tổ hội xịt thuốc trừ sâu ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình, đang làm dịch vụ cho bà con.
Trước đây, hộ anh Nguyễn Hoàng Khải, ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình, có 7 thành viên nhưng không ai có nghề nghiệp ổn định, chỉ có 4 công ruộng nên để lo cho gia đình đủ ăn đủ mặc, con cháu được học hành thì anh Khải phải đi làm mướn theo mùa vụ, thu nhập bấp bênh, không ổn định. Thấy trong xóm mỗi khi người dân đến đợt phun thuốc trừ sâu cho lúa thì khó mướn được người nên khi dành dụm được ít tiền anh bàn với vợ mua 1 bình xịt (máy xịt) về vừa phun cho ruộng lúa nhà, nếu có ai mướn thì phun thuê.
Sau một thời gian đã có nhiều người mướn. Để đáp ứng nhu cầu của bà con, ngoài hai cha con anh Khải, anh còn rủ thêm một người nữa cùng tham gia…
Để mô hình hoạt động bài bản, tiện cho việc “ký” hợp đồng xịt thuốc, Hội Nông dân xã Long Bình đã tập hợp nhóm của anh Khải lại gồm 4 thành viên để thành lập “Tổ hội xịt thuốc trừ sâu”. Từ ngày thành lập, tổ hoạt động khá hiệu quả và còn được bà con ngoài địa phương như ở thị trấn Kinh Cùng, xã Hòa An, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp thuê nên công việc ổn định hơn.
Nhờ siêng năng, cần cù nên hầu như ngày nào anh Khải cũng có việc làm. Để tiết kiệm chi phí, mỗi lần máy phun hư anh mày mò tự sửa. Đến nay, anh Khải đã mở hẳn một tiệm nhận sửa máy xịt thuốc trừ sâu tại nhà để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Từ ngày làm nghề xịt thuốc mướn, anh Khải có thêm thu nhập để nuôi đứa con gái Út ăn học, mua sắm đồ dùng trong nhà. Anh Khải cho biết thêm: “Với giá 15.000 đồng/bình, mỗi ngày phun khoảng 20-26 bình, vào thời điểm có dịch bệnh mỗi người cũng thu được khoảng 300.000-400.000 đồng/ngày”.
Đến nay, hội nông dân các xã, phường ở thị xã Long Mỹ đã thành lập 12 tổ hội nghề nghiệp với 113 hội viên hoạt động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi như tổ hội làm vườn, tổ hội sản xuất lúa chất lượng cao, tổ hội phun thuốc trừ sâu, tổ hội thợ hồ... Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, các tổ hội nghề nghiệp đã xây dựng được nội dung sinh hoạt thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất, thu hút khá đông hội viên tham gia sinh hoạt, gắn bó. Đây chính là điều kiện để các hội viên trao đổi kinh nghiệm thực tế trong sản xuất, cùng giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.
Điển hình như “Tổ hội sản xuất lúa chất lượng cao” ở xã Long Bình thành lập từ giữa năm 2015. Lúc đầu chỉ có vài hộ tham gia, qua thời gian sản xuất hiệu quả thì nhiều hộ đăng ký gia nhập, số hộ làm lúa chất lượng cao trong khu vực tăng dần, đến nay có 15 thành viên với quy mô sản xuất lúa trên 65ha.
Ông Nguyễn Hồng Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Bình, cho biết: “Khi chúng tôi thành lập Tổ sản xuất lúa giống chất lượng cao có phối hợp với Công ty Lộc Trời cung cấp lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho bà con. Trong quá trình sản xuất được hướng dẫn kỹ thuật canh tác trong suốt mùa vụ. Mỗi khi có bệnh xảy ra trên cây lúa, công ty cử kỹ sư xuống thăm đồng và hướng dẫn bà con cách trừ bệnh hại; sau khi thu hoạch sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm nông dân làm ra. Việc ký kết hợp đồng bao tiêu dựa trên cam kết thỏa thuận hai bên cùng có lợi. Vụ Hè thu vừa rồi công ty thu mua lúa tươi của nông dân với giá chênh lệch cao hơn so với thị trường 30%”.
Ông Nguyễn Thu Hồ, thành viên Tổ sản xuất lúa chất lượng cao ở ấp Bình Trung, xã Long Bình, cho biết: “Hồi trước, tôi không muốn tham gia vào hội nông dân, nhưng khi vào thấy có nhiều quyền lợi như được đi tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, vay vốn nên giờ ngoài tôi còn có nhiều người khác xin vô lắm”.
Hiệu quả có thể thấy rõ qua mô hình tổ hội nghề nghiệp đó là đã thu hút được đông đảo nông dân tham gia. Đặc biệt, thông qua các buổi sinh hoạt, hội viên, nông dân còn có thể trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất như: cách chọn giống, cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… qua đó, giúp các thành viên trong tổ hội giảm được giá thành trong sản xuất, tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích đất.
Nhờ tham gia tổ hội nghề nghiệp mà mỗi hội viên nông dân đã có thêm ý thức dám nghĩ dám làm, có những mô hình làm ăn hay để vươn lên làm giàu. Các hộ nông dân cũng tích cực, chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ông Nguyễn Văn Chì, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Long Mỹ, cho biết: “Để các mô hình liên kết sản xuất phát triển hơn nữa, thời gian tới, Hội Nông dân thị xã Long Mỹ sẽ quan tâm hỗ trợ kịp thời, đầu tư vốn, kiến thức, khoa học - kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ ổn định nông sản, chú trọng phát huy lợi thế ngành nghề truyền thống hoặc tìm hướng đi mới phù hợp với điều kiện địa phương, qua đó giúp tăng thu nhập, tạo việc làm cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn”.
Bài, ảnh: DIỄM HÀ