Ngăn dịch tả lợn: Hải quan Cao Bằng tiêu hủy 70 kg thịt lợn nhập lậu từ Trung Quốc | |
Từ 1/5,àmănvớiTrungQuốcsẽkhóhơlịch bong đa trái cây lót bằng rơm rạ sẽ không được xuất khẩu vào Trung Quốc | |
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm định vị thị trường tiềm năng | |
Thị trường Trung Quốc ngày càng “khó tính” hơn |
Sơ chế thanh long xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Vina T&T. Ảnh: N.Hiền. |
Nhiều mặt hàng bị tuýt còi
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Trung Quốc đã khiến kim ngạch XK một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc bị sụt giảm. Điển hình như mặt hàng gạo, nếu như trước đây, lượng gạo Việt Nam xuất đi Trung Quốc lên tới 2 triệu tấn/năm, thì năm 2018 vừa qua, con số này đã giảm mạnh về dưới 1 triệu tấn với kim ngạch chưa tới 1 tỷ USD. Nguyên nhân là do phía Trung Quốc thực hiện chặt quy định giám sát tất cả DN bán gạo vào thị trường này.
Theo ông Hòa, thực tế các quy định khắt khe của Trung Quốc đã được đưa ra từ vài năm nay. Cụ thể, năm 2015, Trung Quốc đã gửi yêu cầu cho Việt Nam cung cấp danh sách tất cả DN có nhu cầu XK gạo vào Trung Quốc thời điểm đó. Với bảng danh sách 99 DN do Việt Nam gửi qua, phía Trung Quốc đã yêu cầu phải rà soát, đánh giá các DN đủ điều kiện. Sau khi kiểm tra, chỉ có 33 DN đủ điều kiện và gửi danh sách này cho phía Trung Quốc. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc đã cử hai đoàn sang Việt Nam kiểm tra và chỉ xác nhận cho 22 DN đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Không những vậy, tháng 10/2018 vừa rồi, phía Trung Quốc lại phát hiện gạo của 3 DN có lẫn hạt cỏ, nên hiện danh sách này chỉ còn lại 19 DN. “Trong 19 DN này, vừa rồi Trung Quốc cũng phát hiện ra một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu lượng gạo vượt quá năng lực của DN và đã thông báo cho hải quan để kiểm soát chặt. Đồng thời cũng yêu cầu Việt Nam đánh giá lại năng lực của các nhà máy bởi một bên thứ ba độc lập” – ông Hòa nói.
Không chỉ riêng mặt hàng gạo, mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã nhận được thông báo của Trung Quốc về việc có 5 DN xuất khẩu bột cá có lẫn bột của các loại động vật khác. Sau khi điều tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện có một số DN Việt Nam dù không được phép XK nhưng lại mượn nhãn hiệu của DN được phép và trộn bột thịt xương vào cho nặng ký, do bột thịt xương có giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với bột cá. Tương tự, Trung Quốc cũng thực hiện giám sát chặt chẽ đối với các DN xuất khẩu sắn của Việt Nam. “Mới đây Việt Nam đã cung cấp cho phía Trung Quốc danh sách 160 DN chế biến tinh bột sắn và 10 DN sắn lát. Nhưng sắp tới chắc chắn sẽ phải rà soát lại, bởi nếu không kiểm tra để phía Trung Quốc phát hiện thì chắc chắn họ cũng không cho xuất khẩu” – ông Hoà nói.
Yêu cầu ngày càng cao
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều lợi thế trong giao thương như thị trường truyền thống, sát biên giới với Việt Nam, việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng, có nhiều nét tương đồng về văn hóa và đặc biệt Trung Quốc là thị trường rất lớn với dân số đứng đầu toàn cầu. Tuy nhiên, thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua Trung Quốc chưa bền vững khi phụ thuộc rất lớn vào việc xuất khẩu tiểu ngạch do không có sự ràng buộc pháp lý giữa người mua và bán.
Hiện Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chuyển dần sang chính ngạch, giảm dần tiểu ngạch. Doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật nếu muốn xuất khẩu vào thị trường này, trong đó có yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Trung Quốc cũng thay đổi thể chế và quy định về an toàn thực phẩm theo hướng giảm bớt đầu mối làm thương mại XNK vào thị trường Trung Quốc, đồng thời cử đoàn sang giám sát các nhà chế biến, nhà XK, nghĩa là DN Việt Nam phải có nhà máy, có cơ sở chế biến đóng gói thì mới được XK. Đồng thời, nhà máy hoàn thiện phải có đầy đủ hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống vận hành. Ví dụ, đối với thực phẩm phải áp dụng tiêu chuẩn HACCP, phải có hồ sơ lưu trữ và chỉ ra được mối nguy khi chế biến…
Ông Shi Xin Biao, chuyên gia thị trường Trung Quốc, Giám đốc Công ty XNK Liaocheng Xinghao cho biết, từ tháng 10 năm 2018, hải quan nước này đã lưu ý các nhà nhập khẩu về những yêu cầu đối với kiểm dịch thực vật các loại trái cây đến từ Việt Nam. Theo đó, từ năm 2019, trái cây tươi khi nhập vào Trung Quốc sẽ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của phía Việt Nam và trên giấy chứng nhận này còn phải ghi rõ các thông tin liên quan tới nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, cả ở nơi sản xuất và sơ chế, đóng gói. Sản phẩm nhập khẩu khi tiêu thụ trên thị trường nội địa Trung Quốc cũng phải có mã vạch, có QR code với các thông tin về xuất xứ, nguồn gốc, kiểm dịch…
Ông Shi Xin Biao cũng khuyến cáo, để xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác Trung Quốc, các DN Việt Nam phải cung cấp sản phẩm ổn định, chất lượng cao, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc tương ứng. “Việt Nam cần làm tốt công tác quản lý truy xuất, quản lý bao bì đóng gói, quản lý chất lượng các mặt hàng hoa quả để nhanh chóng thông qua được quy trình kiểm tra, kiểm dịch hải quan của Trung Quốc. Qua đó xoá bỏ tình trạng hàng hoá bị ứ đọng mỗi khi vào mùa xuất khẩu trái cây của Việt Nam” – ông Shi Xin Biao nói.
Ông Hòa cũng nhận định, việc cải thiện nhà máy và chất lượng sản phẩm là giải pháp căn cơ lâu dài nhằm giúp nông sản Việt Nam thâm nhập không chỉ thị trường Trung Quốc mà cả những thị trường lớn hơn. Điển hình như Thái Lan, mỗi năm nước này XK khoảng 5 triệu tấn tinh bột sắn vào EU với mức giá cao hơn rất nhiều so với giá mà Việt Nam đang XK vào Trung Quốc.
Ông Shi Xin Biao, Chuyên gia thị trường Trung Quốc, Giám đốc Công ty XNK Liaocheng Xinghao: Bên cạnh việc nâng cao hàng rào kỹ thuật, Trung Quốc cũng cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Theo tinh thần trong cuộc gặp gỡ giữa cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc, kênh 1 cửa (Đường xanh) cho các sản phẩm phụ của nông nghiệp tại cửa khẩu Hữu nghị quan sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019. Trong đó 2 khâu kiểm tra hải quan và kiểm định được ghép vào 1 khâu để ngắn gọn quy trình kiểm tra, kiểm định khi thông quan, rút ngắn thời gian thông quan chung cho hàng hóa, đồng thời cửa khẩu cũng làm việc bình thường vào các ngày cuối tuần và lễ tết. Điều này sẽ giúp các mặt hàng tươi sống không bị tồn đọng, nâng cao hiệu quả xác nhận chứng thực xuất xứ, thực hiện thông tin số hóa giấy chứng nhận xuất xứ mà không phải xuất trình bản giấy, thực hiện hệ thống hóa toàn bộ quy trình và có thể tra cứu dễ dàng. Ngoài ra, phòng thí nghiệm test nhanh cũng được vận hành để kiểm soát các rủi ro liên quan tới dịch hại đi cùng phụ phẩm nông nghiệp hoặc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. |