88Point

Các khu nghỉ dưỡng đang được đầu tưmạnh để đón đầu sự phục hồi của thị trường du lịchG thứ hạng của bologna

【thứ hạng của bologna】Bất động sản nghỉ dưỡng đón sóng phục hồi

Các khu nghỉ dưỡng đang được đầu tưmạnh để đón đầu sự phục hồi của thị trường du lịch

Gam màu sáng trở lại

Ông Rajit Sukumaran,ấtđộngsảnnghỉdưỡngđónsóngphụchồthứ hạng của bologna Giám đốc điều hành Tập đoàn IHG Hotels & Resorts (IHG), khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc cho biết, đây là thời điểm vô cùng hào hứng đối với IHG tại Việt Nam. Bởi, thị trường Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững khi nhu cầu lưu trú khách sạn đang lấy lại đà tăng trưởng nhanh chóng. Vậy nên, số lượng khách sạn IHG tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong vòng 3 - 5 năm tới. Với hệ thống 15 khách sạn tại Việt Nam cùng 18 khách sạn mới đang phát triển, IHG dự kiến, đến năm 2027 sẽ đưa thêm 6.000 phòng vào hoạt động.

Khách sạn đầu tiên trong danh sách dài đã khai trương tháng 4/2022 là Regent Phú Quốc - khách sạn mang thương hiệu Regent đầu tiên được xây mới kể từ khi IHG mua lại thương hiệu này vào năm 2018.

Kế hoạch phát triển của IHG trải rộng trên toàn bộ danh mục thương hiệu và bao gồm thương hiệu Crowne Plaza, với khách sạn Crowne Plaza Vinh Yen City Centre (dự kiến khai trương cuối năm 2022) và thương hiệu InterContinental (đã khai trương khu nghỉ dưỡng tại Hồ Tràm năm 2021). IHG cũng sẽ đưa thương hiệu cao cấp mới nhất là Voco đến Đà Nẵng vào năm tới. Thương hiệu nổi tiếng Holiday Inn cũng được củng cố vị thế mạnh mẽ thông qua sự kiện khai trương Holiday Inn Resort Hồ Tràm đầu năm nay và tới đây là Holiday Inn Resort Ha Long Bay…

Bên cạnh đó, IHG đã “bắt tay” chiến lược với Sun Hospitality Group (SHG) thuộc Sun Group để nghiên cứu phát triển sản phẩm và đào tạo nguồn lực nhằm đồng hành tiên phong phát triển những mô hình du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam. Trong đó, mô hình đầu tiên được triển khai là khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng onsen với thương hiệu Vignette Collection tại Việt Nam.

Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, hoạt động kinh doanh khách sạn và resort đang khôi phục trở lại sau đại dịch. Tính đến đầu năm 2022, có tới 64 thương hiệu khách sạn đã “cập bến” thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam và sắp tới có thể nhiều hơn. Từ quý I/2022, nhiều chủ đầu tư và đội ngũ vận hành khách sạn tái khởi động hoạt động kinh doanh, triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy marketing để đón đầu làn sóng phục hồi của thị trường du lịch quốc tế.

Kỳ nghỉ hè năm nay được xem là bước tái khởi động đầy lạc quan. Công suất và giá phòng ghi nhận sự cải thiện tại các điểm đến du lịch. Nhiều khách sạn và resort tại Vũng Tàu - Hồ Tràm, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc... có tốc độ hồi phục ấn tượng. Một số resort thu hút khách nội địa đạt công suất 50 - 70%.

Thách thức mới

Thị trường du lịch Việt Nam đang hồi phục mạng mẽ, song để có thể đạt được mức như trước đại dịch, thì vẫn phải chờ đến khi thị trường khách quốc tế hoàn toàn khôi phục.

Theo các chuyên gia, có 3 yếu tố chính đang cản trở quá trình khôi phục của nguồn cầu du lịch tại Việt Nam, là lạm phát, chi phí chuyến bay gia tăng, 2 thị trường khách Trung Quốc và khách Nga chậm khôi phục.

Giới đầu tư kỳ vọng, nguồn cầu sẽ hoàn toàn khôi phục vào năm 2024. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề nguồn cầu, ngành du lịch Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức khác là tình trạng dư thừa nguồn cung.

Ước tính, nguồn cung tại các điểm đến du lịch trọng điểm sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 20%/năm trong 3 năm tới. Nếu nguồn cầu không tăng theo kịp, cung vượt cầu, thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công suất phòng của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều dự áncùng cạnh tranh trong một phân khúc với mô hình, sản phẩm tương tự nhau. Sản phẩm lưu trú, du lịch còn đơn điệu, thiếu các sản phẩm mang đậm nét văn hóa, truyền thống địa phương.

“Nhiều chủ đầu tư vẫn chưa thực sự chú trọng chất lượng, mà chỉ tập trung theo đuổi số lượng và cách tiếp cận ‘sao chép - cắt dán’, khiến các dự án bị thiếu điểm nhấn”, ông Mauro Gasparotti thẳng thắn chỉ ra thực tế.

Điểm đặc biệt của ngành nghỉ dưỡng là cho phép các đơn vị phát triển dự án có thể thỏa sức sáng tạo để đem đến những sản phẩm ấn tượng, khác biệt với những sản phẩm hiện hữu, từ đó đem đến những trải nghiệm giá trị cho khách lưu trú. Điều này không phải chỉ đến từ những sản phẩm cao cấp, mà có thể đến từ mọi phân khúc, miễn là dự án được định vị rõ ràng, hoạch định tốt, thiết kế hợp lý và vận hành chỉn chu.

Song hiện nay, thị trường chủ yếu chú trọng vào quy mô, với các dự án có mật độ xây dựng dày đặc, tập trung quá nhiều vào các sản phẩm bán. Nhiều chủ đầu tư chạy đua phát triển các sản phẩm sang trọng và chăm sóc sức khỏe, nhưng chưa thật sự hiểu đúng các khái niệm này, thiếu cân nhắc đến các yếu tố cộng hưởng xung quanh.

Vài năm gần đây, thị trường “nở rộ” các dự án phức hợp quy mô lớn với sản phẩm shophouse chiếm chủ đạo. Chuyên gia của Savills cho rằng, nếu dự án không được quy hoạch cẩn trọng, thì số lượng sản phẩm lớn sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình vận hành và kinh doanh cho thuê.

Báo cáo Thị trường nghỉ dưỡng của Savills châu Á - Thái Bình Dương công bố tháng 6/2022 đưa ra một xu hướng đặc biệt là ngày càng nhiều doanh nghiệpbắt đầu thanh lý các tài sản không cốt lõi để thu hồi vốn. Điển hình là Kintetsu và Seibu - hai tập đoàn của Nhật Bản - đã chuyển nhượng danh mục đầu tư khách sạn của họ cho các quỹ nước ngoài trong năm qua. Điều này cho thấy, các tên tuổi tham gia thị trường nghỉ dưỡng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể lựa chọn thương hiệu phù hợp với mô hình kinh doanh của dự án, khi nhu cầu của khách hàng ngày càng phân hóa đa dạng hơn.

Khối lượng đầu tư vào khách sạn khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 14,9 tỷ USD với 459 thương vụ trong năm 2021, vượt qua mức trung bình 5 năm trước đại dịch (14,6 tỷ USD). Thị trường tiềm năng này cũng chứng kiến sự gia tăng cả về khối lượng đầu tư và số lượng giao dịch trong năm 2021, lần lượt tăng 42,1% và 25,8% theo năm.

Sự quan tâm của nhà đầu tư vẫn mạnh mẽ trong 5 tháng đầu năm 2022. Khoảng cách giữa người bán và người mua dường như đã được thu hẹp. Khối lượng đầu tư tăng lên 5 tỷ USD trong quý I/2022, tăng 5,3% theo quý và 86,9% theo năm.

(Nguồn: Báo cáo Thị trường nghỉ dưỡng của Savills châu Á - Thái Bình Dương, công bố tháng 6/2022)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap