Luật An toàn vệ sinh lao động đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 9 với tỷ lệ đồng ý thông qua là 88,ệpgặpkhótrongthựcthiLuậtAntoànvệsinhlaođộket qua.net 287%. Luật gồm 7 chương và 43 điều, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Luật chú trọng các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong công tác ATVSLĐ, tăng cường cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn trong sản xuất, gắn ATVSLĐ với bảo vệ môi trường…
Chia sẻ tại Hội thảo tham vấn chuyên gia về thực thi Luật An toàn vệ sinh lao động diễn ra chiều 25/2, ông Shinichi Ozawa, Cố vấn trưởng, Điều phối viên Chương trình hợp tác Đa – song phương Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)/Nhật Bản, Văn phòng ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, ATVSLĐ là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực lao động – việc làm, góp phần bảo vệ người lao động tránh được những tai nạn nghề nghiệp. Sự ra đời của Luật ATVSLĐ sẽ giúp cho Việt Nam thực hiện tốt hơn công tác an toàn trong lao động, phù hợp với công ước 155 và 187 của ILO và Việt Nam đã phê duyệt năm 1994 và 2014.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh:MĐ |
Cũng tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như kỹ thuật công nghệ mới, việc triển khai Luật ATVSLĐ vẫn còn nhiều bất cập.
Tình trạng chồng chéo, trùng lắp các quy định về ATVSLĐ trong các văn bản pháp luật như Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Công đoàn..tiếp đó lại có nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau gây khó khăn cho công tác áp dụng. Thực tế, một doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của nhiều luật và các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ khác nhau.
Bên cạnh đó, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật lao động đặc biệt trong lĩnh vực ATVSLĐ của chủ sử dụng lao động cũng như người lao động chưa cao. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chạy theo lợi nhuận kinh doanh mà chưa chú trọng đầu tư cho công tác ATVSLĐ, có trường hợp doanh nghiệp không biết các quy định của pháp luật lao động về ATVSLĐ.
Ngoài ra, việc người lao động mới chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, chưa quen với tác phong công nghiệp và bị hạn chế về kỷ luật lao động.
Tại hội thảo, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận định, để Luật ATVSLĐ thực sự đi vào cuộc sống thì trước hết các thông tư trong Luật cần quy định cụ thể. Đồng thời, cần có sự lắng nghe ý kiến phản hồi qua nhiều nguồn từ các bộ, ngành, các tổ chức, công đoàn, VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ quan quản lý địa phương…để cùng xem xét đánh giá những quy định này có phù hợp hay không, như vậy sẽ tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong chính sách./.
Mai Đan