Thịt ‘bẩn”, rau nhiễm hóa chất… đang là vấn nạn của thị trường thực phẩm. Nhiều bà nội trợ tìm mọi cách để phân biệt thực đâu là phẩm an toàn và phương án tìm đến là trang bị thiết bị đo an toàn thực phẩm.Loại máy đo an toàn thực phẩm được phổ biến cách đây đã lâu, tuy nhiên vì độ nóng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên sản phẩm này chưa bao giờ hừng “hot”. Tuy nhiên, với giá không hề rẻ nhưng hầu hết người mua sử dụng thiết bị đều rất mơ hồ về công dụng cũng như hiệu quả của nó.
Tại thị trường Hà Nội, có hai loại máy phát hiện dư lượng nitrat có trong rau, củ, quả, thịt tươi, đều có xuất xứ từ Nga với mã là SOEKS NUC-019-1 (giá 4,5 triệu đồng) và Ecotester (giá 6,5 triệu đồng). Hai loại máy đều được cài phiên bản tiếng Việt, trong đó có dữ liệu chỉ số hàm lượng nitrat chuẩn của hơn 60 loại thực phẩm theo quy định cho phép của Tổ chức Y tế thế giới. Ngoài hàng nhập khẩu do công ty phân phối, còn có hàng xách tay với giá thường thấp hơn 1 triệu đồng.
Trên thị trường cũng có nhiều bộ sản phẩm giúp phát hiện các độc tố trên thực phẩm. Nhiều bộ kit thử độc tố thực phẩm với giá từ 10.000 - 70.000 đồng, nhưng những sản phẩm này chỉ sử dụng được một lần nên tính ra giá thành cho mỗi lần sử dụng đối với bữa ăn thông thường cho các hộ gia đình là khá đắt.Trên các diễn đàn mua bán, mạng xã hội online, các thiết bị đo thực phẩm được bán phỏ biến. Giá bán giao động từ 4 - 6 triệu đồng/sản phẩm. Tùy vào giá tiền nhiều hay ít của sản phẩm mà các máy có thang đo nhiều hơn hay ít hơn. Loại máy có giá 4,5 triệu đồng chỉ đo được hơn 30 loại thực phẩm khác nhau. Trong khi đó, loại máy có giá 5 triệu đồng có thể đo được hơn 100 loại thực phẩm khác nhau.
Có thể thấy, với những công dụng rất mơ hồ và chỉ kiểm tra được một số loại thực phẩm, chưa có sản phẩm nào phát hiện được nhiều loại độc tố cùng một lúc. Trong khi đó, chất bảo vệ thực vật gây hại đến sức khỏe con người có tới hàng nghìn chất, chưa kể các tác nhân khác, vì vậy không có loại máy nào giúp bà nội trợ có thể lựa chọn thực phẩm an toàn một cách tuyệt đối. Việc mua máy thử nitrat chỉ như một liệu pháp tinh thần là chính chứ không phải “mắt thần” phát hiện được tất cả thực phẩn bẩn tràn lan như hiện nay.
Theo khuyến cáo của Viện Sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), phải gọi chiếc máy này là máy đo dư lượng nitrat trong thực phẩm chứ không nên gọi là máy đo an toàn thực phẩm, để tránh người tiêu dùng hiểu lầm về công năng của nó. Hơn nữa, việc đo nitrat bằng máy này sẽ khó có độ chính xác vì các nguyên nhân như việc bảo quản máy, đầu cắm… Bên cạnh đó, chiếc máy này chỉ đo được những thực phẩm có thể cắm đầu test vào nên các loại thực phẩm như rau, sản phẩm dạng nước sẽ không đo được.
"Không chiếc máy test nhanh nào có thể kiểm tra được tất các dư lượng chất độc hại cả trên thực phẩm mà chỉ phát hiện ra một đến hai chất là tốt rồi. Bên cạnh đó, đối với rau quả, mối lo ngại từ dư lượng nitrat không lớn bằng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học”. (Ông Cao Văn Trung, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) "Bản thân các thiết bị test nhanh, nếu không được kiểm tra hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thì sẽ cho kết quả sai lệch khá nhiều. Bên cạnh đó, hàm lượng nitrat có trong thực phẩm ở mức rất thấp, đó chỉ là dư lượng nên để kiểm tra chính xác phải cần nhiều thiết bị chuyên dụng. Các thiết bị gắn đầu cảm ứng chỉ cho dự đoán ban đầu chứ không đủ độ tin cậy để đánh giá tuyệt đối”. (Ông Hoàng Lâm, Giám đốc QUATEST 3, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) |
>> Đừng quá tin máy đo hóa chất thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về cá hồi hun khói nhiễm khuẩn bị thu hồi