【lịch thi đấu bóng đá vilich hôm nay】Chuyển sàn, đổi mã chứng khoán, liệu cổ phiếu Sacombank có “đổi vận”?
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB ) vừa gây bất ngờ cho thị trường chứng khoán khi công bố lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc đổi mã chứng khoán và chuyển sàn giao dịch. Theo đó, nhà băng này dự kiến đổi mã chứng khoán từ STB thành SCM và hủy niêm yết trên sàn HOSE để chuyển sang sàn HNX.
Sacombank dự kiến các bước thực hiện là hủy đăng ký chứng khoán STB tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), hủy đăng ký, niêm yết cổ phiếu STB tại HOSE. Sau đó ngân hàng sẽ đăng ký lại chứng khoán SCM tại VSD và cuối cùng là niêm yết chứng khoán SCM trên HNX.
Điều này được đánh giá là chưa từng có tiền lệ đổi mã chứng khoán nếu không hình thành pháp nhân mới. Trước đó, thị trường chỉ ghi nhận trường hợp Công ty Chứng khoán Hải Phòng (mã chứng khoán HPC), niêm yết trên HNX từ năm 2006. Năm 2015 chứng khoán HPC đã hủy niêm yết tại HNX để tiến hành hợp nhất với Công ty chứng khoán Á Âu, công ty mới sau hợp nhất vẫn giữ nguyên tên gọi Công ty CP Chứng khoán Hải Phòng. Đến cuối năm 2016, Công ty chứng khoán Hải Phòng đã niêm yết trở lại trên HNX với mã chứng khoán mới là HAC.
Tuy nhiên, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Maybank KimEng cho rằng đây hoàn toàn là điều bình thường và đây có thể là bước đi trong chiến lược tái cơ cấu của Sacombank. Ông Khánh cho hay, kể từ sau khi M&A với Ngân hàng Phương Nam, cổ phiếu STB luôn đi xuống. Do đó, đây có thể là hướng đi nhằm mong muốn “đổi vận” cho cổ phiếu này.
Bàn về tác động đối với cổ phiếu STB sau quyết định này, ông Khánh cho rằng, hiện STB đang nằm trong VN30, khi qua HNX, chắc chắn cổ phiếu của Sacombank sẽ được vào HNX30. Do đó, những tác động tiêu cực sẽ không nhiều.
Trong khi đó, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán SJCS lại cho rằng động thái trên của Sacombank có thể sẽ là bước thụt lùi trong mắt nhà đầu tư, bởi các tiêu chuẩn của sàn HOSE khắt khe hơn rất nhiều so với HNX. Việc niêm yết trên HOSE cũng sẽ mang lại cho doanh nghiệp một hình ảnh tốt hơn, đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, trong ngắn hạn, chắc chắn cổ phiếu STB sẽ bị ảnh hưởng. Còn về dài hạn, triển vọng cổ phiếu này đến đâu còn tùy thuộc vào năng lực hoạt động của Sacombank.
Ông Tuấn dẫn chứng trường hợp Ngân hàng Á Châu (ACB) từng khiến nhà đầu tư đặt câu hỏi về việc chọn niêm yết trên HNX dù ngân hàng này thừa tiêu chuẩn để vào HOSE. Khi đó, lãnh đạo ACB đã chia sẻ, ACB đã có thương hiệu khá vững chắc tại TP.HCM, nên việc niêm yết trên HNX sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển tại Hà Nội nói riêng cũng như khu vực miền Bắc nói chung. “Niêm yết ở sàn nào là do chiến lược riêng của mỗi doanh nghiệp. Với một ngân hàng lớn như Sacombank, chắc chắn họ đã có những tính toán kỹ lưỡng và có sự chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra trước khi đưa ra quyết định” – ông Tuấn nói.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/10, cổ phiếu STB đã giảm 400 đồng/đơn vị, xuống còn 12.450 đồng/đơn vị. Khối lượng khớp lệnh tăng mạnh lên 9,3 triệu đơn vị. Trong đó, khối ngoại bán ra 7,1 triệu đơn vị.
Năm 1996, Sacombank là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng với giá 200.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, năm 2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn HOSE. Sau khi được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank, ông Dương Công Minh đã thực hiện rất nhiều thay đổi tại Sacombank. Cùng với việc chuyển sàn và đổi mã chứng khoán, Sacombank cũng đang chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản với nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ Sacombank; trích thưởng phần vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2017 cho cán bộ nhân viên; quy chế quản trị và điều hành Sacombank; quy chế tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát Sacombank.... Mới đây, Sacombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác với VAMC để đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu nhằm nhanh chóng thu hồi nợ, mục tiêu trước mắt là trong năm 2017 sẽ xử lý và thu hồi nợ từ 15.000 - 20.000 tỷ đồng. |