【stuttgart – gladbach】Những vướng mắc trong hoạt động Tổ nghề cá Phú Văn

Gắn bó với công việc đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Thác Mơ đã 15 năm nay, Phstuttgart – gladbach dụng cụ quen thuộc với ông Hà Anh Tuấn ở thôn 1, xã Phú Văn là những chiếc lưới, ghe xuồng. Đều đặn mỗi ngày, khoảng 13 giờ ông lại cùng chiếc thuyền độc mộc thả lưới buông câu, công việc kết thúc lúc 5 giờ sáng hôm sau khi những mẻ cá được kéo về. Ông kể, những hôm may mắn, gia đình thu về hơn 10kg cá các loại, chủ yếu là mè, rô phi. Những con cá tươi ngon là nguồn thu nhập chính của gia đình 4 thành viên. Tuy nhiên công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi khi số ngư dân tham gia đánh bắt ngày càng tăng, sản lượng thủy sản như cá, tôm dần cạn kiệt.

Cán bộ Trung tâm Thủy sản thả cá giống định kỳ tại lòng hồ thủy điện Thác Mơ (địa phận xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập)

Cuối năm 2015, được địa phương tuyên truyền vận động, ông Tuấn cùng nhiều ngư dân tham gia Tổ nghề cá xã Phú Văn. Các thành viên trong tổ bên cạnh hoạt động đánh bắt, còn tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ. Để đảm bảo nguồn lợi thủy sản tại địa phương, hằng năm, Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) còn bổ sung cá giống cho các hồ. Tuy nhiên ông Tuấn cho rằng, việc đánh bắt cá hiện nay so với trước khi chưa tham gia tổ nghề cá gần như không có gì thay đổi. “Tham gia tổ nghề cá nhưng việc đánh bắt cũng như trước, chỉ khác là cá trong hồ được Trung tâm Thủy sản thả định kỳ hằng năm để ngư dân đánh bắt” - ông Tuấn nói.

Tổ nghề cá xã Phú Văn thành lập tháng 10-2014 với 37 thành viên. Đây đều là những hộ thường xuyên đánh bắt cá khu vực lòng hồ thủy điện Thác Mơ thuộc các thôn 1, 2, 3, Cây Da và Thác Dài. Tổ thành lập và hoạt động dựa trên 3 nguyên tắc: Cùng nghề, cùng ngư trường và cùng địa bàn cư trú. Các thành viên tham gia phải phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình khai thác thủy sản, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sau 3 năm thành lập, đến nay tổ đã đi vào hoạt động ổn định, ý thức trách nhiệm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các thành viên được nâng lên. Các thành viên cũng nhận thức được việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản là cần thiết. 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng cá đánh bắt được khoảng 9,4 tấn, giảm 30% so cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh những hộ thành viên tổ nghề cá vẫn còn hơn chục hộ đánh bắt thủy sản không tham gia tổ, vậy nên tình trạng đánh bắt mang tính tận diệt, như: xung điện, chất nổ, hóa chất, kích cỡ lưới nhỏ còn xảy ra. Tuy tổ tuần tra bảo vệ trên lòng hồ đã thành lập song hoạt động không hiệu quả do địa bàn rộng, nhân lực mỏng, đặc biệt nguồn kinh phí hoạt động chưa có, khiến số vụ vi phạm được phát hiện, xử lý còn rất ít. Thêm vào đó, vốn hỗ trợ đầu tư cho hoạt động đánh bắt còn hạn chế; ý thức trách nhiệm của một số thành viên trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản chưa cao... Đây cũng là những băn khoăn, trăn trở của ông Hồ Văn Triều, Tổ trưởng Tổ nghề cá xã Phú Văn. Ông Triều cho biết: “Khó khăn lớn nhất của tổ hiện nay là không có kinh phí hoạt động, do đó không thể điều lực lượng công an, xã đội (thành viên trong tổ) thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực khai thác thuộc địa bàn xã. Trong khi trường hợp vi phạm đánh bắt thủy sản còn nhiều, gây nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và ảnh hưởng đến an ninh trật tự, môi trường tại ngư trường và hoạt động của tổ...”.

Ông Phan Quang Thinh, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ nhiệm Tổ nghề cá xã Phú Văn đánh giá: “Tổ nghề cá đã hoạt động ổn định, vừa đánh bắt vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tạo sinh kế lâu dài cho ngư dân. Hội Nông dân xã đã đề xuất, kiến nghị và kết hợp với Trung tâm Thủy sản phổ biến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho bà con ngư dân. Trung tâm Thủy sản đã hỗ trợ 3 mô hình về cá giống, hằng năm bổ sung cá giống thả xuống hồ. Đồng thời kết hợp vận động ngư dân tạo thêm nguồn giống nhằm nâng cao năng suất, nguồn lợi thủy sản ở lòng hồ”.

Nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác nghề cá đã được đặt ra, song trên hết rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc bố trí nguồn kinh phí đảm bảo hỗ trợ cho hoạt động tổ tuần tra, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất về mặt thủ tục hành chính để các hộ phát triển nuôi thủy sản. Đồng thời, chính quyền cần phối hợp mở các lớp tập huấn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng lực phát triển nghề cá và tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về thủy sản cho ngư dân, góp phần phát huy vai trò, vị thế và sự phát triển của mô hình sản xuất cộng đồng - hợp tác xã, tổ hợp tác.

Phạm Công