您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【kết quả bóng đá ngày hôm qua】Xuất khẩu tăng ầm ầm, thuỷ sản vẫn yếu khâu khai thác

88Point2025-01-10 01:08:18【Cúp C1】7人已围观

简介Doanh nghiệp thủy sản tăng chế biến sâu để xuất khẩuXuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng hơn 30%, thu kết quả bóng đá ngày hôm qua

Doanh nghiệp thủy sản tăng chế biến sâu để xuất khẩu
Xuất khẩu nông,ấtkhẩutăngầmầmthuỷsảnvẫnyếukhâukhaithákết quả bóng đá ngày hôm qua lâm, thuỷ sản tăng hơn 30%, thu về 22,8 tỷ USD
Doanh nghiệp thủy sản linh hoạt gia tăng xuất khẩu
Xuất khẩu tăng ầm ầm, thuỷ sản vẫn yếu khâu khai thác
Toàn cảnh hội nghị sáng ngày 10/6

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 806,2 nghìn tấn, trị giá 3,239 tỷ USD, tăng 13,39% về lượng và tăng 12,46% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được những khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), hiện, cả nước có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó có 415 nhà máy, cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, EU và các thị trường khó tính khác; có 3.000 cơ sở chế biến quy mô nhỏ. Các sản phẩm chế biến của Việt Nam đã có mặt tại hơn 176 thị trường trên thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021 diễn ra sáng nay 10/6, ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, ngành khác thác thủy sản đang còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Ảnh: Nguyễn Thanh
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng khả quan thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Thanh

Điển hình như, nguồn lợi thủy sản giảm, cường lực khai thác vẫn ở mức cao trong thời gian qua dẫn đến hiệu quả sản xuất của nghề khai thác hải sản giảm; tình trạng thiếu lao động trong khai thác hải sản đã và đang phổ biến ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, hạ tầng cảng cá còn thiếu hoặc xuống cấp, việc duy tu, sửa chữa định kỳ còn hạn chế, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Từ góc độ địa phương, ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, đang thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở chế biến và doanh nghiệp chế biến thủy sản. Hiện, tỉnh Quảng Ninh đang chỉ đạo quyết liệt nhanh chóng đầu tư thành lập các cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thủy sản.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, để đáp ứng theo yêu cầu thị trường xuất khẩu phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, nuôi trồng, thú y phòng bệnh và bảo quản sau thu hoạch. “Bên cạnh đó cần cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Để nâng cao năng lực khai thác, chế biến thủy sản, đồng thời thực hiện tốt các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về việc gỡ “thẻ vàng” chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), ông Trần Đình Luân kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét, chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến hải sản, đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là sản phẩm đóng hộp, khô.

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần như cảng cá và các trung tâm nghề cá lớn của cả nước; đặc biệt là có phương án, kịch bản xuất khẩu hải sản để đáp ứng nhu cầu tăng cao sau khi hết dịch.

Tổng cục Thủy sản cũng đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành nhằm tháo gỡ “thẻ vàng” của EC về chống khai thác IUU; chỉ đạo Ban quản lý cảng cá, văn phòng thanh tra tại cảng kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi bốc dỡ sản phẩm; phối hợp với lực lượng biên phong không cho tàu ra khơi khi chưa có thiết bị giám sát hành trình, chưa đánh dấu tàu cá theo quy định…

Để đảm bảo công tác khai thác thủy sản đạt hiệu quả, đúng quy định, giám sát tàu cá hiệu quả, thời gian qua, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đến 30/4/2021, cả nước đã lắp đặt được 26.865 tàu, chiếm 86,8%. Trong đó, tàu từ 24 mét trở lên là 2.350/2.630 tàu, chiếm 89,5%; tàu từ 15 đến dưới 24 mét là 24.515/28.321 tàu, chiếm 86,6%.

Hiện nay, nhiều tàu khai thác xa bờ đã được đóng mới, lắp máy công suất lớn, trang thiết bị khai thác hiện đại như: Lưới vây cơ giới khai thác cá ngừ, sử dụng ánh sáng đèn LED và máy dò cá trong nghề lưới vây, lưới chụp mực khai thác mực xà ở vùng biển xa bờ miền Trung...

很赞哦!(86886)