您现在的位置是:88Point > Cúp C1
【nhận định trận mu hôm nay】Vững bước trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn
88Point2025-01-10 15:32:24【Cúp C1】0人已围观
简介Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, trí tuệ và tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm đến với chủ n nhận định trận mu hôm nay
Với tấm lòng yêu nước nồng nàn,ữngbướctrênconđườngChủtịchHồChíMinhđãchọnhận định trận mu hôm nay trí tuệ và tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm thấy ánh sáng chân lý thời đại để giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đó là con đường phát triển, là mục tiêu, là bước đi của cách mạng nước ta, là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là triết lý phát triển Việt Nam trong thời đại mới.
Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, tìm ra con đường giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nước ta bị đọa đày dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Dân tộc Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, “tình hình đen tối tưởng chừng như không có đường ra”. Sứ mệnh lịch sử đặt lên vai mỗi người dân Việt Nam yêu nước đương thời là phải tìm ra con đường cứu nước đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Trước đòi hỏi bức thiết của lịch sử dân tộc, nhiều phong trào yêu nước và cách mạng mang màu sắc, khuynh hướng tư sản và phong kiến do các sĩ phu yêu nước tiến hành, nhưng đều đi đến bế tắc, thất bại, do thiếu một cương lĩnh rõ ràng và nhất quán; thiếu nguyên tắc tổ chức chặt chẽ, khoa học của một chính đảng cách mạng; không huy động được lực lượng hùng hậu của nhân dân, không có cơ sở xã hội vững chắc. Vì thế, dù rất khâm phục họ, nhưng Nguyễn Tất Thành không hoàn toàn tán thành cách làm của một ai, không đi theo bất kỳ con đường nào trong số đó.
Với nhận thức sâu sắc về thực tại xã hội và rất đau xót trước nỗi thống khổ của đồng bào, mang trong mình tinh thần yêu nước nồng nàn, Nguyễn Tất Thành có sự đột phá táo bạo và đúng đắn khi xuất dương tìm đường cứu nước. Về sau, Người cho biết: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”(1).
Nguyễn Ái Quốc - một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam_Nguồn: Cục văn hóa cơ sở
Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, trên một tàu buôn của Pháp, Người bắt đầu hành trình ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân. Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đi đến nước Pháp, nước Mỹ, nước Anh và rất nhiều thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình vào cuộc sống của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa ra sức học tập, nâng cao vốn hiểu biết và tìm mọi cách để hoạt động cách mạng. Người nghiên cứu, nghiền ngẫm về các cuộc cách mạng trên thế giới, tìm con đường cho nhân dân Việt Nam đi tới độc lập, tự do, hạnh phúc.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì nhận thấy “đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái”(2). Thấy rõ tâm địa thực dân, trước tình cảnh thảm thương của các dân tộc thuộc địa, đã thôi thúc Người tiếp tục suy tìm những hình thức và con đường mới để đạt được mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, thủ tiêu tình trạng bất bình đẳng, ách áp bức dân tộc và giai cấp. Người tập trung nghiên cứu một số tác phẩm của C. Mác, V.I. Lê-nin. Tháng 7-1920, được tiếp cận bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité), Nguyễn Ái Quốc nhận thấy bản Sơ thảo luận cương đã giải đáp được về con đường giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào; điều này khiến cho Người rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng. Kết quả tất yếu của sự chuyển biến về tư duy, nhận thức đó đã đưa Người đến một quyết định đúng đắn là bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12-1920). Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, “từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa”(3). Từ đó, từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lê-nin, vừa công tác thực tế, Nguyễn Ái Quốc “hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(4).
Như vậy, sau gần 10 năm trên chặng đường đầu tiên của hành trình khát vọng giải phóng dân tộc, đi khắp các châu lục, thấu hiểu “tâm địa thực dân”; khảo sát các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới; nghiên cứu con đường Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm thấy ánh sáng chân lý thời đại, tìm được con đường đi cho cách mạng Việt Nam - con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người hoàn toàn và triệt để nhất. Tìm ra con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội - đó là cống hiến vĩ đại của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với phong trào cách mạng Việt Nam, mở ra bước ngoặt trong tiến trình giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam.
Kiến tạo những nhân tố bảo đảm thắng lợi của con đường giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Với khát vọng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”(5), Nguyễn Ái Quốc, sau khi tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam, đã ra sức kiến tạo những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, đi tới thực hiện khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Sự kiến tạo đó gắn liền với việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản; xây dựng lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng là Đảng Cộng sản; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng toàn dân tộc; xác định rõ những vấn đề về phương pháp cách mạng; định hình chế độ xã hội mới sau khi giành chính quyền về tay nhân dân,...
Những năm 1921 - 1930 là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin và những quan điểm cách mạng của mình về trong nước; bắt đầu một thời kỳ hoạt động cách mạng sôi nổi, học tập và nghiên cứu hệ thống về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ở ngay trên đất nước Liên Xô - quê hương của V.I. Lê-nin vĩ đại, trung tâm của phong trào cộng sản quốc tế. Những kiến thức lý luận mới, vốn kinh nghiệm thực tiễn phong phú tích lũy được, với trí tuệ và năng lực tư duy sắc bén, đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức đúng và lý giải ngày càng sáng tỏ vai trò quan trọng, to lớn, tính chủ động của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ khăng khít, hữu cơ giữa cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa, đi đến chỉ rõ: Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Từ đó, Người tận dụng mọi cơ hội có được để nêu lên những vấn đề của thuộc địa trước diễn đàn Quốc tế Cộng sản, “thức tỉnh các đồng chí cộng sản ở châu Âu về vấn đề thuộc địa”; kêu gọi những người cộng sản Pháp phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa.
Những kiến thức lý luận và thực tiễn phong phú, trí tuệ sắc sảo, bản lĩnh và tầm nhìn mới khi tham gia hoạt động trong “đại gia đình” Quốc tế Cộng sản đã giúp Nguyễn Ái Quốc đạt tới trình độ khái quát cao trong tư duy lý luận, góp phần kiến giải nhiều vấn đề quan trọng về con đường giải phóng và phát triển của cách mạng Việt Nam, về cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa. Người đã thể hiện bản lĩnh chính trị của mình khi nhận thấy, không thể rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp của Mác vào các nước thuộc địa, nhất là ở phương Đông và đưa ra quan điểm đúng đắn, sáng tạo: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc, mà cần được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, hơn nữa còn “có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”(6). Bên cạnh đó, Người cũng đưa ra luận điểm mới mẻ và độc đáo về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp khi nhận rõ, đối với các thuộc địa, mâu thuẫn nổi bật và bao trùm là mâu thuẫn dân tộc, tuy mâu thuẫn giai cấp còn tồn tại, nhưng được giảm thiểu, không diễn ra giống như ở phương Tây, và nhận thấy “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn, động lực vĩ đại” của các dân tộc ở phương Đông. Từ đó, Người chỉ ra sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác cho phù hợp với điều kiện thực tiễn mỗi nước. Từ năm 1921, với tư duy vượt lên so với các nhà cách mạng đương thời, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”(7).
Cách mạng muốn thành công, cần phải có những con người thực tiễn cách mạng và tổ chức cách mạng để lãnh đạo, dẫn đường. Sau khi rời Mát-xcơ-va (Liên Xô) đến Quảng Châu - trung tâm của cách mạng Trung Quốc, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (năm 1925) - một tổ chức cách mạng có khuynh hướng cộng sản; ra báo Thanh Niên để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về trong nước; đồng thời, mở các lớp huấn luyện cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Đường Cách mệnh (năm 1927) - cuốn sách giáo khoa lý luận chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta, phản ánh những quan điểm, tư tưởng, đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. Tác phẩm đó thấm đượm tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, khi nêu rõ phải tiến hành cả hai cuộc cách mệnh là dân tộc cách mệnh và thế giới cách mệnh, để tập trung đánh đổ đế quốc thực dân và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và xây dựng chế độ mới, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
Với quan điểm, cách mạng muốn thành công trước hết phải có đảng cách mạng lãnh đạo, đảng đó phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm cốt, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng những tiền đề để thành lập Đảng Cộng sản. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước, về lực lượng lãnh đạo kéo dài nhiều thập niên, là “một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”(8). Đây là một điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thắng lợi của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Ái Quốc đã đóng vai trò cực kỳ to lớn trong việc tạo ra bước ngoặt lịch sử đó, là người tổ chức, sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
Lắng nghe lời Bác dạy_Tranh: Tư liệu
Với năng lực tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, nắm vững quan điểm thực tiễn và phép biện chứng duy vật - linh hồn của chủ nghĩa Mác, các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã hợp thành Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh vạch rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng Việt Nam, chủ trương làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cuộc cách mạng đó thể hiện rõ ràng, đầy đủ, sinh động khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam. Cương lĩnh trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, tự do, hạnh phúc.
Kiên định con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã chọn, thực hiện khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc
Sau khi sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc cùng Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, kiên định con đường cách mạng đã được vạch ra trong Cương lĩnh của Đảng. Thắng lợi của các cao trào cứu nước, giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 - 1945 và 1945 - 1975 vừa xác nhận tính đúng đắn của con đường giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam do Người tìm thấy, xác lập từ năm 1920, vừa tạo ra những tiền đề và điều kiện mới để cách mạng vững bước tiến lên theo con đường Người đã lựa chọn: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Những năm 30 của thế kỷ XX, hoạt động trong môi trường Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề của cách mạng vô sản, kết hợp kinh nghiệm của bản thân tích lũy qua hàng chục năm hoạt động thực tiễn, để tiếp tục hoàn chỉnh các quan điểm lý luận về con đường giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam. Trong tâm trí, từng giờ, từng phút, Người luôn mong mỏi và tìm cách “sớm trở về Tổ quốc tôi”(9), để giải phóng đồng bào.
Vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, nhận thấy nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới do đế quốc phát-xít gây ra đang tới gần, đe dọa vận mệnh các dân tộc, sau khi Quốc tế Cộng sản “đồng ý” để Người về nước công tác, ngày 28-1-1941, sau bao năm xa đất nước, hoạt động từ Đông sang Tây, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, bắt đầu một hành trình mới: Cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thực hiện khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa toàn dân tộc, dẫn tới thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, phá tan xiềng xích thực dân ngót 100 năm, giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là cuộc đổi đời của dân tộc, là thắng lợi rực rỡ đầu tiên của hành trình khát vọng thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mở ra một thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ nhất, vinh quang nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam; mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - “kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”(10). Đó là mục tiêu phấn đấu của Đảng ta ngay từ khi ra đời năm 1930, phù hợp với ý nguyện sâu xa của nhân dân ta và thuận với quy luật phát triển của thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của khát vọng mãnh liệt giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam, phấn đấu đến cùng cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta mong muốn kiến thiết đất nước trong hòa bình, độc lập, tự do thực sự. Song, thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Nền độc lập của dân tộc vừa giành được, vận mệnh của Tổ quốc đứng trước nguy cơ “ngàn cân treo sợi tóc”. Để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ vững lời thề Tuyên ngôn độc lập (ngày 2-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã bình tĩnh, sáng suốt lãnh đạo nhân dân nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc, phát huy cao độ tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, dân tộc ta đã nhất tề đứng lên theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới thắng lợi. Người cùng Đảng ta đoàn kết và lãnh đạo dân tộc ta hướng vào một mục tiêu: Kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội(11).
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), miền Bắc được giải phóng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trở thành khả năng trực tiếp. Song, đế quốc Mỹ lại xâm lược miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định cách mạng Việt Nam phải đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc ở Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người tìm thấy giá trị của độc lập, tự do, hạnh phúc trong mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Theo Người, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(12). Vì vậy, Người khẳng định, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng một xã hội tốt đẹp chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ gắn liền với độc lập dân tộc, mà còn là phương thức, điều kiện để giữ vững độc lập dân tộc, thực hiện quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình đó, khơi dậy ý chí và quyết tâm sắt đá, khí phách và niềm tin mãnh liệt cùng sức mạnh vĩ đại của nhân dân, Người cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân kiến lập các tiền đề vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa cho chủ nghĩa xã hội. Khi bàn về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh cả về phương diện chính trị - kinh tế lẫn phương diện văn hóa - xã hội; khẳng định một nước xã hội chủ nghĩa tức là một nước mà người dân có một cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do và độc lập; xây dựng chủ nghĩa xã hội là làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc. Quan điểm đó thể hiện rõ niềm tin khoa học và cách mạng, sự nhất quán của Người ngay từ đầu năm 1923: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất”(13). Nhờ đó, chế độ chính trị, nền kinh tế đất nước, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam đều đổi mới, phát triển, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân ta vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tạo thế và lực cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước.
Với khát vọng hòa bình, thống nhất non sông, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng và dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi, đồng bào Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà. Người cũng gửi gắm khát vọng tới toàn Đảng, toàn dân ta phải “đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(14). Thực hiện Di chúc thiêng liêng, Đảng và nhân dân ta đã “Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thỏa lòng mong ước của Người”(15).
Tìm ra con đường giải phóng và phát triển của dân tộc đúng quy luật, hợp lòng dân, thuận theo sự tiến hóa của nhân loại là cống hiến lý luận sáng tạo và là di sản tư tưởng có giá trị vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta. Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, thành quả cách mạng mà Người cùng toàn Đảng, toàn dân đã kiến tạo, di sản tư tưởng mà Người để lại tiếp tục soi đường, dẫn lối cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam; trong đó, có những thành tựu to lớn, mang tầm vóc lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể và thực tiễn phát triển của Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng chung của toàn dân tộc, phù hợp với quy luật và xu thế phát triển chung của nhân loại. Đó là sản phẩm sáng tạo mang tầm vóc lịch sử của Đảng và nhân dân ta; đồng thời, là quá trình Đảng và dân tộc đã kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc ta đã chọn, cũng là sự lựa chọn tất yếu phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển tiến bộ của lịch sử nhân loại. Vì vậy, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; tấm gương tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội VII của Đảng khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Đồng thời, lần đầu tiên, Đảng ta đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sáu đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng được nêu trong Cương lĩnh đã phản ánh tinh thần cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đưa ra tám đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó đặc trưng bao trùm và cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cương lĩnh đúc kết một trong những bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định bài học: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới.
Với khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia - dân tộc trên thế giới, trong khi từ chối con đường đau khổ của chủ nghĩa tư bản bởi tính “không triệt để” của nó trong sự nghiệp giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức và nô dịch, đã tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh một đường hướng phát triển phù hợp cho sự lựa chọn của dân tộc mình, một tương lai xán lạn vươn tới “vương quốc” của tự do, phồn vinh và hạnh phúc. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”(16).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Tháp Thượng, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội_Ảnh: TTXVN
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là “cuộc gặp có ý nghĩa thời đại giữa những gì quý báu nhất của dân tộc với những gì cao đẹp nhất của loài người”(17). Mặc dù ngày nay, quan niệm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có những đổi thay, nhưng vẫn có những điều cơ bản, quan trọng không hề đổi thay - “Đó là lý tưởng xã hội chủ nghĩa, các tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa, tự do, dân chủ và công bằng xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà yêu nước vĩ đại, người theo chủ nghĩa quốc tế, đã cống hiến trọn đời mình cho lý tưởng đó”(18).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi. Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một thông điệp cho khát vọng đấu tranh giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam. Từ chủ nghĩa yêu nước và khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam, Người đến với chủ nghĩa xã hội. Khi đã đến với chủ nghĩa xã hội, với ý chí và nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng, Người đã chiến đấu, hy sinh để đạt được mục tiêu, lý tưởng cao cả, thiêng liêng đó. Tiếp nối di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh sâu rộng và toàn diện đường lối đổi mới vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục quán triệt cả trong nhận thức và hành động: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”(19). Đó cũng chính là tiền đề và điều kiện tiên quyết để giữ vững thành quả cách mạng, để ổn định và phát triển bền vững đất nước, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, như mong ước, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu về xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, sánh vai các cường quốc năm châu.
---------------------
(1) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t. 1, tr. 41
(2) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 46
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 740
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 128
(5) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 49
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 48
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 40
(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 406
(9) Xem: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 2, tr. 60
(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 630
(11) Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 41
(12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 64
(13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 496
(14), (15) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 624, 627
(16) Xem https://www.moha.gov.vn/tin-noi-bat/bai-viet-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ve-con-duong-di-len-cnxh-46173.html
(17) Phạm Văn Đồng: Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 4
(18) Viện sĩ V.M. Xôn-xép: Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 98
(19) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 33
Theo Tạp chí Cộng sản
很赞哦!(789)
相关文章
- Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- Thị trường lúa gạo hôm nay ngày 28/3: Gạo nguyên liệu tăng
- Mọi hành vi sử dụng bạo lực đều phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật
- Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để có ít nhất 3.000 km cao tốc vào năm 2025
- Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- Á vương điển trai đóng cặp người đẹp nổi bật Hoa hậu chuyển giới Việt Nam
- Liên minh kinh tế Á
- Tăng cường hợp tác hải quan Á
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- Việt Hương phản hồi khi bị nói livestream nhưng không viếng Vũ Linh
热门文章
站长推荐
Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
HNX sửa đổi Quy chế giao dịch UPCoM
Luật Dữ liệu sẽ củng cố các biện pháp bảo mật?
Chi tiêu ngân sách, kỷ luật tài chính luôn được thắt chặt
Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
Giá cà phê hôm nay 25/7: Đi ngang trong phiên giao dịch đầu tuần
Dàn người đẹp thi 'Duyên dáng áo dài VTV 2023'
Giáng My: Tuổi 52 trong căn biệt thự xa hoa
友情链接
- Quế Ngọc Hải báo tin vui với HLV Philippe Troussier
- Vì răng chú xích lô được đi theo đoàn Thái Lan?
- Thiên thu còn mãi...
- Phong Điền: Nhiều hoạt động tại lễ hội Hương xưa làng cổ lần V
- Bị lừa đảo 200 triệu, nhờ luật sư online thì bị lừa tiếp 125 triệu
- Hải quan BR
- Đã nhập gần 2.500 máy đào Bitcoin, Litecoin xuất xứ Trung Quốc
- Báo Indonesia chỉ trích đội nhà trước Asian Cup 2024
- Chi cục Thuế Kinh Môn
- Kết quả bóng đá Tottenham 2