Trong 2 ngày cuối năm Ất Mùi 2016,áđàoTếtbịéphếtcỡNgườibánchỉbiếtkhócthầket qua afc cup nhiệt độ ở Hà Nội bắt đầu ấm dần lên và hửng nắng, giá đào Tết, quất cảnh cũng giảm giá nhẹ. Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, tại chợ hoa Quảng Bá, đường Láng Hòa Lạc, chợ hoa trên đường Hoàng Minh Giám,… chiều 6/2 (28 Tết Âm lịch), giá đào Tết 2016 đã giảm khoảng 20-30%.
Tại chợ hoa Quảng Bá trên đường Nghi Tàm (Tây Hồ, Hà Nội), chị Nguyễn Thu Thủy ở làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, giá đào chiều nay đã giảm so với hôm qua. Nếu hôm qua một cành đào chiều cao khoảng 1,2 mét, tán rộng khoảng 60cm bán với giá 250.000 đồng một cành thì chiều nay bán với giá 200.000 đồng.
Nguyên nhân do hôm nay Hà Nội hửng nắng nên đào cũng nở hơn. Mặt khác, chỉ còn 1 ngày nữa là Tết nên nhà chị phải bán cho hết. Theo chị Thủy, năm nay thị hiếu của người tiêu dùng thích mua đào cành và quất nhỏ để bàn nên những cây đào to không đắt khách bằng cành. Thêm nữa, quất năm nay khá đa dạng từ cây nhỏ để bàn đến cây to trưng bày ở cơ quan nên sức mua đào cũng bị ảnh hưởng.
Ghi nhận vào lúc 17h chiều 6/2, tại chợ hoa trên đường Hoàng Minh Giám (Thanh Xuân, Hà Nội), số lượng người bán cành đào, quất rất nhiều trong khi người mua thưa thớt. Chị Nguyễn Hải Yến ở Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), đang bán đào chia sẻ: “Cành đào cao hơn 1m, tán rộng khoảng 40cm hôm qua tôi bán 120.000 đồng nhưng chiều nay tôi bán với giá 80.000 - 90.000 đồng còn chưa có người mua”.
Tại đường Láng Hòa Lạc, anh Nguyễn Xuân Ba (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, tương tự như giá đào Tết, giá quất chiều nay giảm nhẹ, cây quất cao hơn 1 mét, tán rộng khoảng 40-50cm, có quả xanh được bán từ 400.000-600.000 đồng. Hôm nay, giá chỉ dao động từ 300 - 500.000 đồng. Tiên lượng trong ngày 29 Tết giá quất sẽ tiếp tục giảm do lượng người mua không nhiều.
Cùng chung tâm trạng buồn thảm ngày giáp Tết, năm nay dân buôn đào rừng cũng lỗ nặng vì hoa không nở. Chưa đến Tết Nguyên đán Bính Thân, song nhiều nơi, những cành đào rừng đã bị vứt bỏ ngổn ngang như củi khô.
Tâm sự với báo An Ninh Thủ Đô, Hùng, một người buôn đào rừng thâm niên hơn 10 năm, đứng bắt chéo chân ở chợ hoa xuân đường Hoàng Minh Giám (Hà Nội) ngán ngẩm, không thèm giấu diếm: Năm nay dính đúng vụ lạnh kỷ lục trước Tết, tất cả đào Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn... đều hỏng hết. Thời điểm đó, hoa còn bị đóng băng, thành ra bây giờ bị lụi hết.
Quả thực hơn 70 cành đào rừng được Hùng cố công mang về bán, trông chẳng khác gì củi khô: Cong queo, trụi lủi không một cái lá chứ chưa nói đến hoa. Nụ thì lác đác, nhưng đầu đen nên chắc chắn sẽ bị lụi. Thực tế cả chợ hoa đường Hoàng Minh Giám rộng mênh mông mà tìm đỏ mắt may ra mới được 1-2 cành đào rừng trông tàm tạm, nhưng giá thì "trên trời", cỡ 4-5 triệu đồng/cành.
Không chỉ ở chợ hoa Hoàng Minh Giám mà nhiều khu vực khác, như chợ hoa quảng trường sân vận động Mỹ Đình, chợ hoa Phạm Văn Bạch, chợ hoa Lạc Long Quân, Quảng Bá... đào rừng đều cùng số phận. Nhiều người bán đào rừng đã bỏ về sớm, bỏ lại thành phố các bãi củi khô đúng nghĩa, dù vẫn chưa đến giao thừa.
Trong khi người mua vui mừng vì mua được đào chơi Tết với giá rẻ, người bán cây hoặc người nông dân trồng lại "méo mặt" vì giá xuống thấp không đủ trang trả cho công sức, chi phí chăm sóc cả năm trời. Chị Minh Anh buồn bã: "Trước nhà mình có vườn trồng đào nhưng nhiều năm liền bị ế nên mình chuyển từ trồng đào sang buôn đào. Bỏ thì tiếc nhưng càng cố càng chết".
Sáng ngày 29 Tết, phóng viên báo Người Đưa Tin ghi nhận, giá quất, giá đào Tết bị ‘ép’ hết cỡ mà chủ hàng miễn cưỡng phải chấp nhận. Chị Minh Anh than thở: "Nhiều người mua chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ ham rẻ mà không nghĩ tới mồ hôi, nước mắt của người trồng đào, mai, quất. Cả năm chúng tôi bám mặt cho trời, cho đất, chăm bẵm cây như chăm con mọn chỉ để bán cây trong vài ngày. Nếu rẻ quá, chúng tôi cũng không sống được với nghề này ngày Tết”.
Minh Thùy (T/h)
Pep Guardiola tự ví mình với phụ nữ đảm đang