【sói vương bất bại】Hiệu quả từ diễn đàn “Lắng nghe chị em nói”

Báo Cà MauDiễn đàn “Lắng nghe chị em nói” đối với chị Nguyễn Hồng Gương, ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua những hình ảnh trực quan, cách tuyên truyền, chị hiểu được những vấn đề chung về quyền phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình, cách phòng tránh khi bị bạo lực gia đình, phụ nữ có quyền như thế nào trong Luật Hôn nhân gia đình, Luật Ðất đai và xu hướng tiếp cận đất đai của phụ nữ…

Diễn đàn “Lắng nghe chị em nói” đối với chị Nguyễn Hồng Gương, ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua những hình ảnh trực quan, cách tuyên truyền, chị hiểu được những vấn đề chung về quyền phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình, cách phòng tránh khi bị bạo lực gia đình, phụ nữ có quyền như thế nào trong Luật Hôn nhân gia đình, Luật Ðất đai và xu hướng tiếp cận đất đai của phụ nữ…

Chị Nguyễn Hồng Gương phấn khởi chia sẻ: “Từ những diễn đàn như thế này, chị em vùng nông thôn mới có điều kiện tiếp cận và hiểu nhiều hơn về những quyền của phụ nữ. Rồi khi chị em bị bạo hành gia đình họ đã mạnh dạn tìm đến các “địa chỉ tin cậy” để được hỗ trợ, để được tư vấn”.

Truyền thông về bình đẳng giới của Hội Phụ nữ xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời.

Cùng với việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, những năm gần đây, Hội LHPN tỉnh Cà Mau còn thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm khác, nhất là các nội dung như: bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, hôn nhân gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường. Từ những nỗ lực phấn đấu trong các cấp hội phụ nữ, niềm tin và uy tín của hội ngày càng được nâng cao và thật sự trở thành địa chỉ tin cậy của chị em hội viên.

Với Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi, Lê Thị Út Ðẹt, từ các buổi truyền thông, chị đã có thêm nhiều kiến thức về quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình theo Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình; trách nhiệm của Nhà nước về thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình; các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình; phát hiện, tố giác bạo lực và xâm hại trẻ em... Những buổi họp chi, tổ hội phụ nữ, chị có thể tự tin tuyên truyền, tư vấn cho chị em hội viên.

Chị Chung Thị Nghiêm, hội viên ấp Tân Thới A, cứ tấm tắc mãi: “Trước đây được chị em vận động mới biết vô hội có nhiều ý nghĩa. Ngoài hùn vốn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, giờ được xem hình ảnh tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, rồi cả Luật Ðất đai nên bản thân biết và vận động người thân trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.  

Chủ tịch Hội LHPN xã Tạ An Khương Ðông Lê Hồng Sa cho hay: “Những năm qua, công tác bình đẳng giới luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền. Nổi bật nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức bình đẳng giới cho cán bộ và Nhân dân ở địa phương. Việc đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và công dân nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội cũng được nâng lên".

Với những lợi ích từ công tác tuyên truyền bình đẳng giới mang lại, các cấp, các ngành cần có nhiều chương trình, dự án để lồng ghép với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo điều kiện phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ, trên cơ sở này sẽ giúp cả giới nam và giới nữ xoá bỏ những tư tưởng phong kiến, lạc hậu ăn sâu trong tâm trí người dân./.

Bài và ảnh: Thanh Phương