88Point

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công kết quả bóng nữ hôm nay

【kết quả bóng nữ hôm nay】Đốt chất thải phát điện, xu hướng công nghệ phổ biến trên thế giới

TheĐốtchấtthảiphátđiệnxuhướngcôngnghệphổbiếntrênthếgiớkết quả bóng nữ hôm nayo thông tin từ Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Bộ KH&CN), lượng chất thải rắn (CTR) toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025. Chất thải từ các thành phố đã đủ lấp đầy một dòng xe chở hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày.

Do đó, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết. Khi việc chôn lấp chất thải trở nên lạc hậu và kém hiệu quả, nhiều phương pháp xử lý mới đã được phát triển như đốt, chế biến compost... Nhiều quốc gia thậm chí còn tận dụng chất thải để trở thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất điện và gặt hái được nhiều thành công, điển hình là một số nước Châu Âu, Nhật và Trung Quốc.

Ở Châu Âu, sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải không qua xử lý được ban hành, nhiều lò đốt chất thải đã được xây dựng để xử lý CTR. Gần đây, một số thành phố đã bắt đầu xây dựng và đưa nhiều lò đốt CTR phát điện đi vào hoạt động. Tại châu Âu, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ nguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Resorce - RES) và nếu cơ sở đốt chất thải phát điện do tư nhân điều hành sẽ được hưởng một số khoản ưu đãi thuế.

Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là Thụy Điển. Tại quốc gia này, trong số chất thải cần xử lý, lượng chất thải cần phải chôn lấp chỉ chiếm khoảng 1%, lượng chất thải được tái chế chiếm 47% và lượng chất thải được đốt để sản xuất nhiệt và điện chiếm 52%. Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt chất thải để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia và 50% lượng điện năng tiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo.

Để đáp ứng “nhu cầu về chất thải” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân loại chất thải rất khoa học, kể từ những năm 1970. Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác. Đây là một chính sách thông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, mà còn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ.

Ở Nhật Bản, so với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là quốc gia đi đầu về tái chế chất thải. Nhưng họ là quốc gia đi đầu trong việc phân loại chất thải và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó phải kể đến việc đốt chất thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Circulating fluidized bed - Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).

Công nghệ CFB xử lý chất thải bằng cách vùi chất thải vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy chất thải. Chất thải bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu khó tiêu hủy. Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện.

Ở Trung Quốc, việc đốt chất thải phát điện cũng đang trở thành xu thế mới. Do nền kinh tế phát triển nhanh chóng và tốc độ đô thị hóa cao, mỗi năm Trung Quốc thải ra 250 triệu tấn chất thải. Chất thải sinh hoạt một mặt đang tạo áp lực rất lớn đối với môi trường và sự phát triển của đô thị, mặt khác lại là nguồn tài nguyên đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Việc khai thác chất thải cũng trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp bảo vệ môi trường tại quốc gia này.

Ảnh minh họa

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap